CÔNG TY CỔ PHẦN LIÊN KẾT THIẾT BỊ Y TẾ MELINKA GROUP

15 lợi ích của Cúc La Mã

19/11/2021
Cúc La Mã là một trong những loại dược liệu cổ xưa nhất được nhân loại biết đến. Hoa Cúc La Mã chứa nhiều terpenoit và flavonoit góp phần tạo lên các đặc tính sinh hoạt tốt cho nó. Hãy cùng Melinka tìm hiểu về 15 lợi ích mà Cúc La Mã mang lại cho ngành Y Dược nhé.

1. Cúc La Mã chống viêm và hạ sốt

Hoa Cúc La Mã chứa 1–2% dầu dễ bay hơi bao gồm alpha-bisabolol, alpha-bisabolol, matricin và các flavonoid khác có đặc tính chống viêm và hạ sốt). Tác dụng này có được nhờ khả năng làm giảm hoạt tính của enzym cyclooxygenase (COX-2) dẫn đến ức chế giải phóng prostaglandin E2 (chất trung gian của phản ứng viêm).

Một số nghiên cứu trên người tình nguyện đã chứng minh rằng flavonoid và tinh dầu của hoa Cúc La Mã có thể hấp thụ qua da. Do đó nhiều loại kem bôi với mục đích giảm viêm mụn có bổ sung thêm dịch chiết loài hoa này.

2. Cúc La Mã chữa cảm lạnh thông thường 

Cảm lạnh thông thường hay còn được biết tới là bệnh viêm mũi họng cấp tính do virus là bệnh thường gặp ở người, nhất là vào thời điểm giao mùa. Mặc dù bệnh không đe dọa đến tính mạng nhưng các biến chứng của nó (như viêm phổi…) có thể dẫn tới tử vong nếu không được điều trị đúng cách.

Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng sử dụng dịch chiết Cúc La Mã để xông hơi mũi giúp rất hữu ích trong việc trị cảm lạnh thông thường. Tuy nhiên tác dụng này cũng cần thêm nhiều bằng chứng nữa để có thể khẳng định chính xác.

3. Cúc La Mã cho thấy hoạt động chống ung thư

Các nghiên cứu đánh giá tác dụng ức chế khối u của Cúc La Mã tiến hành trên mô hình tiền lâm sàng của ung thư da, ung thư vú, ung thư buồng trứng cho thấy nhiều kết quả tốt đầy hứa hẹn.
 

Trong một số nghiên cứu gần đây, dịch chiết Cúc La Mã đã được chứng minh là gây ra tác dụng ức chế khả năng sống của thế bào ung thư người. Dịch chiết này gây ra chết rụng tế bào ung thư nhưng không ảnh hưởng đến tế bào thường. 

4. Cúc La Mã làm giảm nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch

Dịch chiết Cúc La Mã có chứa thành phần flavonoid. Tiêu thụ flavanoid này thường xuyên có thể làm giảm nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch vành ở nam giới cao tuổi.

Một nghiên cứu đã đánh giá lượng flavonoid tiêu thụ của 805 người đàn ông từ 65 đến 84 tuổi trong vòng 5 năm. Kết quả cho thấy lượng flavonoid có liên quan tỷ lệ nghịch với tỷ lệ tử vong do bệnh tim mạch vành, nhồi máu cơ tim. 

5. Cúc La Mã giảm đau bụng, tiêu chảy

Trong một nghiên cứu khác đã kiểm tra tác dụng của chiết xuất hoa cúc và chế phẩm pectin táo ở 79 trẻ em (từ 6 tháng đến 5 tuổi rưỡi) bị tiêu chảy cấp tính. Sau 3 ngày sử dụng, tiêu chảy chấm dứt sớm hơn ở trẻ được điều trị bằng hoa cúc và pectin (85%), so với nhóm dùng giả dược (58%). Những kết quả này cung cấp bằng chứng cho thấy hoa cúc có thể được sử dụng một cách an toàn để điều trị chứng đau bụng ở trẻ.

6. Sử dụng Cúc La Mã điều trị chàm dị ứng

Cúc La Mã sử dụng tại chỗ được chứng minh là có hiệu quả vừa phải trong việc điều trị bệnh chàm dị ứng. Tác dụng này được đánh giá là có hiệu quả bằng 60% so với điều trị bằng kem hydrocortisone 0,25%. 

Hiện nay có nhiều nghiên cứu được tiến hành sâu hơn đánh giá khả năng kiểm soát bệnh chàm của Cúc La Mã.

7. Cải thiện tiêu hoá bằng Cúc La Mã 

Dân gian thường sử dụng Cúc La Mã để trị các chứng rối loạn tiêu hoá như đau bụng, đầy hơi. Thảo dược này đặc biệt hữu ích trong việc làm dịu dạ dày.

Một số chế phẩm thương mại như Iberogast có chứa thành phần Cúc La Mã được sử dụng để làm giảm viêm loét dạ dày. 

8. Cải thiện bệnh trĩ bằng Cúc La Mã

Các nghiên cứu cho thấy thuốc mỡ hoa cúc có thể cải thiện bệnh trĩ. Cúc La Mã ngâm rượu cũng được dùng ngoài để tắm hoặc làm giảm triệu chứng liên quan đến bệnh trĩ.

9. Trà Cúc La Mã nâng cao sức khoẻ

Trà Cúc La Mã giúp tăng cường hệ thống miễn dịch và chống lạnh các bệnh nhiễm trùng. Trong một số thử nghiệm, uống trà hoa cúc làm giảm các triệu chứng tăng huyết áp và làm giảm huyết áp tâm thu.

10. Tác dụng tốt của Cúc La Mã trên bệnh nhân loãng xương

Loãng xương là một bệnh chuyển hóa do khối lượng xương thấp (giảm xương) do tiêu xương quá mức. Chiết xuất hoa cúc đã được đánh giá về khả năng kích thích sự biệt hóa và khoáng hóa của các tế bào tạo xương. Tuy nhiên cần tiến hành nhiều nghiên cứu sâu hơn để khẳng định tác dụng ngăn ngừa loãng xương của Cúc La Mã.

11. Cúc La Mã - Hỗ trợ an thần, ngủ ngon

Theo dân gian, các chế phẩm từ hoa cúc như trà và tinh dầu thơm được sử dụng để điều trị chứng mất ngủ và gây ngủ (tác dụng làm dịu). Hoa cúc la mã được nhiều người coi là một loại thuốc an thần nhẹ và gây ngủ. Tác dụng an thần có thể là do flavonoid, apigenin liên kết với các thụ thể benzodiazepine trong não.

12. Sử dụng Cúc La Mã làm giảm lo lắng, co giật

Hoa cúc la mã đã được báo cáo trong việc điều trị chứng rối loạn lo âu tổng quát (GAD). Các thử nghiệm lâm sàng về sử dụng hoa cúc đối với GAD cho thấy hoa cúc có thể có hoạt tính giải lo âu ở mức độ nhẹ ở những bệnh nhân bị GAD.

Chiết xuất từ ​​hoa cúc La Mã có tác dụng đối với chứng co giật do picrotoxin gây ra. Hơn nữa, thành phần apigenin trong Cúc La Mã đã được chứng minh là làm giảm độ trễ khi bắt đầu co giật do picrotoxin gây ra.

13. Bệnh tiểu đường

Các nghiên cứu cho thấy hoa cúc cải thiện tình trạng tăng đường huyết và các biến chứng tiểu đường. Thông qua cách ức chế lượng đường trong máu, tăng dự trữ glycogen ở gan và ức chế sorbitol trong hồng cầu người. Tác dụng dược lý của Cúc La Mã đã được chứng minh là không phụ thuộc vào sự bài tiết insulin. 

Cúc La Mã cũng cho thấy tác dụng bảo vệ tế bào beta tuyến tụy trong việc giảm căng thẳng oxy hóa liên quan đến tăng đường huyết.

14. Cúc La Mã trị viêm âm đạo

Viêm âm đạo thường gặp ở phụ nữ ở mọi lứa tuổi. Viêm âm đạo kèm theo ngứa, tiết dịch âm đạo hoặc đau khi đi tiểu. Viêm teo âm đạo thường xảy ra nhất ở phụ nữ mãn kinh và mãn kinh, và sự xuất hiện của nó thường liên quan đến việc giảm nồng độ estrogen. Thụt rửa bằng hoa Cúc La Mã có thể cải thiện các triệu chứng của viêm âm đạo.

15. Cúc La Mã thúc đẩy tái tạo vết thương

Theo kết quả thu được từ các nghiên cứu, Cúc La Mã được đánh giá là có hiệu quả trong việc làm khô vết thương và tăng tốc độ biểu mô hóa. Các nghiên cứu gần đây cho thấy rằng hoa cúc La Mã giúp chữa lành vết thương nhanh hơn so với corticosteroid. 

Nhờ tác dụng chữa lành vết thương và tái tạo da tốt, nhiều loại kem liền da, chống sẹo được bổ sung thêm thành phần Cúc La Mã, ví dụ như kem bôi da Celcumin.

Trên đây là 15 lợi ích của Cúc La Mã đối với ngành Y Dược. Chúc bạn một ngày mới tốt lành.
 



Bài viết LIÊN QUAN

Xem thêm
BÀI 5: VỆ SINH TAY LÀ GÌ? TẠI SAO PHẢI VỆ SINH TAY?

BÀI 5: VỆ SINH TAY LÀ GÌ? TẠI SAO PHẢI VỆ SINH TAY?

Giữ tay sạch sẽ là một trong những bước quan trọng nhất mà chúng ta có thể chủ động thực hiện để tránh nhiều bệnh lây truyền và hạn chế lây nhiễm vi trùng cho người khác. Chắc hẳn nhiều bạn sẽ thắc mắc vì sao phải rửa tay và lý giải khoa học nào cho việc rửa tay để phòng dịch bệnh?

BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC LÃO HÓA DA Ở PHỤ NỮ TIỀN MÃN KINH

BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC LÃO HÓA DA Ở PHỤ NỮ TIỀN MÃN KINH

Rất nhiều chị em mong muốn tìm cách cải thiện tình trạng lão hóa da sớm. Đối với phụ nữ, làn da đóng vai trò rất quan trọng. Do đó, uống gì để đẹp da chống lão hóa hay tìm kiếm các thực phẩm chống lão hóa da hay tìm các biện pháp chống lão hóa da rất quan trọng.

ESTROGEN VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ LÀ GÌ?

ESTROGEN VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ LÀ GÌ?

Estrogen là nội tiết tố đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì vẻ đẹp của người phụ nữ. Việc suy giảm lượng hormone này có thể gây ra các vấn đề sức khỏe, sắc đẹp và sinh lý.

MÃN KINH SỚM - VẤN ĐỀ LO NGẠI CỦA PHỤ NỮ TRẺ

MÃN KINH SỚM - VẤN ĐỀ LO NGẠI CỦA PHỤ NỮ TRẺ

Phụ nữ trẻ có dấu hiệu mãn kinh sớm không những phải đối mặt với những khó khăn trong cuộc sống, khả năng sinh nở mà ngay cả hạnh phúc gia đình cũng khó giữ.