CÔNG TY CỔ PHẦN LIÊN KẾT THIẾT BỊ Y TẾ MELINKA GROUP

8 NGUYÊN NHÂN NỔI MỀ ĐAY PHỔ BIẾN CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT

09/05/2022
Mề đay là một tình trạng phản ứng của niêm mạc dưới da trước các tác nhân gây dị ứng. Với các triệu chứng điển hình như ngứa, nổi sảy và mẩn ở một vài nơi khác nhau trên cơ thể. Các nốt này có thể phát triển thành một đám nhỏ, có thể mất sau vài giờ. Dưới đây là một số nguyên nhân và cách phòng bệnh mề đay bạn nên biết

NGUYÊN NHÂN NỔI MỀ ĐAY

Mề đay là một bệnh cấp tính thường kéo dài trong khoảng từ 2-3 tuần và sau đó nhanh chóng mất đi. Nếu không được điều trị ngay thì bệnh sẽ chuyển sang thể mãn tính và để lại di chứng cho người bệnh trong khoảng 5 năm.

  


 
Sau đây là một số nguyên nhân gây bệnh mề đay thường gặp mà bạn có thể tham khảo qua.  
Nổi mề đay do thức ăn.
Nổi mề đay do thức ăn là một hiện tượng khá phổ biến trong cuộc sống hiện đại ngày nay.
Các thức ăn gây nổi mề đay thường là: tôm, cua, mực,... và chủ yếu là các loại hải sản. Ngoài ra một số loại thịt cũng gây ra dị ứng như: thịt dê, thịt bò, thịt cừu,... do có chứa nhiều đam. Và một số loại trái cây như mít, dứa gai,... cũng là nguyên nhân dẫn đến bệnh mề đay.
Biểu hiện là sau khi ăn cơ thể sẽ xuất hiện các nốt đỏ, sần sùi khắp người. Bệnh nhân không giảm ngứa khi gãi. Vị trí xuất hiện các nốt này thường là cánh tay, bắp chân, cổ, vùng bụng và một số nơi trên bụng. 
Nổi mề đay do thuốc.

   


Nổi mề đay do dùng thuốc cũng là một nguyên nhân phổ biến hay gặp. Mề đay xuất hiện sau khi bệnh nhân dùng thuốc có chứa thành phần mẫn cảm, thành phần dị ứng với cơ thể. Triệu chứng nổi mẩn, ngứa sẽ xuất hiện sau 24 giờ dùng thuốc. Ngoài ra còn có một số triệu chứng đặc trưng khác như nổi hạch đỏ, đau và xuất hiện sưng nhẹ ở các khớp xương có thể kèm theo sốt
Một số thuốc nhóm thuốc chính thường gây ra tình trạng mề đay: nhóm beta-lactam, các thuốc chống viêm không có chứa steroid và các vitamin, các loại vắc-xin, huyết thanh, thuốc chống sốt rét, thuốc ức chế men chuyển, các thuốc kháng histamin tổng hợp,….và một số loại thuốc khác mà cơ thể không thể thích ứng được, tùy theo cơ địa từng người.
Nổi mề đay do nọc độc.

  


Mề đay có thể cũng xuất hiện khi cơ thể phản ứng bảo vệ. Cơ thể có thể mẫn cảm với một số các vết đốt của côn trùng như ong, muỗi, bọ chét, kiến hoặc sâu bọ.
Các triệu chứng thường thấy là nổi mẩn đỏ, sần lên xung quanh vết đốt của côn trùng, kèm theo một số hiện tượng ngứa kèm đau nhức lan sang các vùng da xung quanh. Trường hợp bị ong độc đốt, bạn còn có thể đau đến gần như tê liệt cả một bộ phận cơ xung quanh vết đốt.

Nổi mề đay do kháng nguyên hô hấp.
Một số chất có thể gây dị ứng như phấn hoa, mùi rơm rạ, bụi nhà, bụi bẩn ngoài môi trường, lông vũ, lông thú nuôi trong nhà như chó, mèo… cũng có thể gây bệnh nổi mề đay. Với biểu hiện đặc trưng là nổi mẩn, ngứa ngáy,....
Nổi mề đay do nhiễm vi khuẩn, virus.
Khi người bệnh có một số bệnh liên quan về nhiễm khuẩn như viêm gan siêu vi B, C cũng là một nguyên nhân gây ra hiện tượng nổi mề đay.

Ngoài ra một số bệnh liên quan đến nhiễm khuẩn tai – mũi – họng như viêm tai giữa cấp tính và mãn tính đều có thể gây nên bệnh nổi mề đay.

Nổi mề đay do tiếp xúc với chất hoá học.
Mề đay cũng có thể xuất hiện do tiếp xúc với các loại hóa chất, bao gồm mỹ phẩm, chất phụ gia thực phẩm hay chất tẩy rửa thông thường… Nguyên nhân gây bệnh mề đay do tiếp xúc với chất hữu cơ gặp nhiều ở phụ nữ và trẻ nhỏ.
Nổi mề đay do thời tiết.
Các triệu chứng nổi mề đay do dị ứng thời tiết thường không giống nhau. Có những người bị nhẹ kéo dài vài ngày hoặc 1 đến 2 tuần nhưng cũng có người bị nặng hơn kéo dài đến hết một mùa.
Các triệu chứng thường thấy là: phát ban đỏ trên da, ngứa dữ dội khi tiếp xúc với nhiệt độ nóng hoặc lạnh đột ngột, những vùng da bị hở thường bị viêm và dễ nổi mẩn nhất. Một số trường hợp cá biệt có thể gây khó thở, tụt huyết áp nhanh đột ngột gây nguy hiểm đến tính mạng.
Nguyên nhân chủ yếu là do thời tiết thay đổi đột ngột làm cho con người mệt mỏi dẫn đến chán ăn từ đó gây ra những thay đổi trong nội tiết sinh ngứa nổi mẩn qua da, cụ thể hơn là phù nề lan rộng.

Nổi mề đay do nguyên nhân tự phát.
Ngoài các nguyên nhân gây nổi mề đay ở trên, có không ít các trường hợp mắc bệnh mề đay là do tự phát hoặc không rõ nguyên nhân nổi mề đay. Cũng bởi không thể xác định nguyên nhân, nên nổi mề đay tự phát rất khó điều trị do chỉ có thể tác động đến các triệu chứng bên ngoài.
II. PHÒNG BỆNH NỔI MỀ ĐAY

Bệnh nhân khi không được điều trị kịp thời thì có nguy cơ phải đối mặt với một số biểu hiện nguy hiểm như sốt cao, rối loạn tiêu hoá, sốc phản vệ nguy hiểm đến tính mạng. Do đó, mọi người cần lưu ý đến một số vấn đề sau:

  • Có chế độ dinh dưỡng hợp lý, tránh một số thức ăn gây dị ứng mạnh như tôm, cua, ốc, mực, thịt bò, trứng, thịt gà, các loại gia vị cay nóng từ ớt, tiêu hoặc do sử dụng một số loại thức uống gây kích thích từ bia, rượu… Thay vào đó, bạn hãy bổ sung nhiều rau củ quả tươi sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch phòng chống bệnh tật một cách nhanh chóng.
  • Đối với phụ nữ có làn da mỏng manh và khá nhạy cảm nên khi sử dụng mỹ phẩm phải thật sự thận trọng, lựa chọn những loại mỹ phẩm thích hợp với loại da của mình. Trước khi dùng 1 loại  mỹ phẩm thì nên bôi thử trước vào cổ tay xem có phản ứng gì không sau 2-3 ngày sử dụng nếu không có vấn đề gì thì hãy sử dụng.
  • Khi mắc bệnh nổi mề đay, bệnh nhân không nên kiêng nước mà bỏ quên việc vệ sinh làn da, bởi vì mồ hôi trên da nếu không được loại bỏ thì sẽ là nơi thích hợp để vi khuẩn tích tụ, gây ngứa. Vì vậy người bệnh cần tắm rửa sạch sẽ bằng nước ấm, nhiệt độ 35 độ C là thích hợp nhất và luôn giữ gìn cơ thể sạch sẽ, hạn chế tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, đất cát vì có thể lây nhiễm vi khuẩn từ các nguồn này.
  • Đối với những trường hợp nổi mề đay do thời tiết, nhất là lúc trời lạnh thì cần chú ý mặc ấm không để gió lạnh lùa vào trong cơ thể. Cần phải lựa chọn và sử dụng những bộ trang phục chất liệu vải mềm mại, thông thoáng.
  • Ngoài ra người bệnh cần giữ tinh thần thoải mái, tránh lo lắng, bi quan, người bệnh cũng nên hạn chế không tiếp xúc với nguồn nước ô nhiễm, hóa chất từ xăng dầu, nước tẩy rửa…nếu cần thì phải mang đồ bảo hộ.
  • Bên cạnh đó, khi sử dụng bất kì loại thuốc bôi hay thuốc uống nào cũng cần có sự hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ.
     


Bài viết LIÊN QUAN

Xem thêm
BÀI 5: VỆ SINH TAY LÀ GÌ? TẠI SAO PHẢI VỆ SINH TAY?

BÀI 5: VỆ SINH TAY LÀ GÌ? TẠI SAO PHẢI VỆ SINH TAY?

Giữ tay sạch sẽ là một trong những bước quan trọng nhất mà chúng ta có thể chủ động thực hiện để tránh nhiều bệnh lây truyền và hạn chế lây nhiễm vi trùng cho người khác. Chắc hẳn nhiều bạn sẽ thắc mắc vì sao phải rửa tay và lý giải khoa học nào cho việc rửa tay để phòng dịch bệnh?

BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC LÃO HÓA DA Ở PHỤ NỮ TIỀN MÃN KINH

BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC LÃO HÓA DA Ở PHỤ NỮ TIỀN MÃN KINH

Rất nhiều chị em mong muốn tìm cách cải thiện tình trạng lão hóa da sớm. Đối với phụ nữ, làn da đóng vai trò rất quan trọng. Do đó, uống gì để đẹp da chống lão hóa hay tìm kiếm các thực phẩm chống lão hóa da hay tìm các biện pháp chống lão hóa da rất quan trọng.

ESTROGEN VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ LÀ GÌ?

ESTROGEN VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ LÀ GÌ?

Estrogen là nội tiết tố đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì vẻ đẹp của người phụ nữ. Việc suy giảm lượng hormone này có thể gây ra các vấn đề sức khỏe, sắc đẹp và sinh lý.

MÃN KINH SỚM - VẤN ĐỀ LO NGẠI CỦA PHỤ NỮ TRẺ

MÃN KINH SỚM - VẤN ĐỀ LO NGẠI CỦA PHỤ NỮ TRẺ

Phụ nữ trẻ có dấu hiệu mãn kinh sớm không những phải đối mặt với những khó khăn trong cuộc sống, khả năng sinh nở mà ngay cả hạnh phúc gia đình cũng khó giữ.