Nhắc đến estrogen tự nhiên thì chúng ta sẽ nghĩ ngay đến hoạt chất isoflavonoid. Isoflavonoid là một loại phytoestrogen phổ biến được tìm thấy nhiều trong các loại thực vật họ đậu có hạt ăn được. Isoflavonoid thể hiện nhiều hoạt tính rất đặc biệt, một trong đó là hoạt tính tương tự với estrogen. Bởi vậy mà chúng ngày càng được quan tâm nhiều hơn đối với ngành Công nghiệp Thực phẩm nói chung và ngành Dược phẩm nói riêng. Các thực phẩm bảo vệ sức khoẻ chứa thành phần isoflavonoid được xem là “chìa khóa” giúp duy trì và cải thiện estrogen của phái nữ.
Sâm Tố Nữ từ lâu đã được phụ nữ Thái Lan sử dụng làm thảo dược điều trị mãn kinh. Củ của Sâm Tố Nữ cho thấy tác dụng estrogen mạnh mẽ. Dịch tách chiết từ củ Sâm Tố Nữ cho thấy tác dụng kích thích tử cung và kích thích buồng trứng, chống tăng sinh MCF-7 (một dòng tế bào ung thư). Tuy nhiên ngày nay, nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, không chỉ củ Sâm Tố Nữ mà ngay cả lá của cây cũng mang đến nhiều lợi ích. Bởi các nhà khoa học đã phát hiện ra nguồn estrogen tự nhiên dồi dào đến từ lá cây Sâm Tố Nữ.
Sâm Tố Nữ có lá quanh năm, lá hình dạng chân vịt và có màu xanh. Năm 2014, Jutarmas Jungsukcharoen và cộng sự đã tiến hành đánh giá trên các lá trưởng thành tươi của Sâm Tố Nữ được nuôi trồng tại Banpong của tỉnh Ratchaburi Thái Lan. Trong nghiên cứu này, lá cây được thu thập trong 12 tháng liên tục và củ được thu thập 4 tháng một lần.Sau quá trình chiết xuất, phân lập, phân tích bằng HPLC pha đảo thì cho thấy sự xuất hiện của 3 loại isoflavonoid tích lũy trong lá cây với hàm lượng khác nhau. Đó là puerarin, daidzin, genistin và daidzein. Kết quả cho thấy hàm lượng isoflavonoid trong lá Sâm Tố Nữ lên tới 61,6 ± 4,0 mg / 100 g bột lá. Hàm lượng này bằng một nửa lượng isoflavonoid có thể thu hoach được trong của Sâm Tố Nữ.
Bên cạnh đó, 2 flavanoid là daidzin, genistin chiết xuất từ lá Sâm Tố Nữ sau khi uống dưới tác động của vi khuẩn đường ruột sẽ chuyển thành dạng isoflavonoid glycoside. Chất này được chứng minh là có hoạt độ estrogen mạnh và có tác dụng trong việc chống lại các thế bào MCF-7.
Cây ra rất nhiều lá trong quá trình sinh trưởng và phát triển. Cùng với kết quả nghiên cứu này hứa hẹn lá của Sâm Tố Nữ có thể là một nguồn mới để chiết xuất estrogen tự nhiên (isoflavonoid) ở quy mô công nghiệp. Điều này giúp việc khai thác giá trị của cây Sâm Tố Nữ đạt hiệu quả cao hơn.
Theo dân gian thì lá và củ Sâm Tố Nữ có thể nghiền thành bột pha uống trực tiếp. Tuy nhiên ngày nay có nhiều thực phẩm bảo vệ sức khoẻ có chứa thành phần Sâm Tố Nữ được thiết kế dưới dạng viên uống, ví dụ như Xuân Sắc Gold. Bởi vậy nếu gặp khó khăn trông việc tìm mua Sâm Tố Nữ thì bạn có thể lựa chọn bổ sung bằng các viên uống này.
Trong quá trình sử dụng cần chú ý đến liều lượng Sâm Tố Nữ. Theo các nghiên cứu hiện có thì chỉ nên bổ sung Sâm Tố Nữ 1-2 mg/kg thể trọng. Nêu sử dụng quá nhiều Sâm Tố Nữ có thể gây ra một số tác dụng phụ như chóng mặt, đau đầu, buồn nôn, thậm trí là tức ngực.
Trên đây là một số thông tin về nguồn estrogen tự nhiên có thể chiết xuất từ lá Sâm Tố Nữ. Mong rằng qua bài viết này bạn sẽ có thêm kiến thức bổ ích về cây Sâm Tố Nữ cũng như cách sử dụng Sâm Tố Nữ sao cho hợp lý.
Giữ tay sạch sẽ là một trong những bước quan trọng nhất mà chúng ta có thể chủ động thực hiện để tránh nhiều bệnh lây truyền và hạn chế lây nhiễm vi trùng cho người khác. Chắc hẳn nhiều bạn sẽ thắc mắc vì sao phải rửa tay và lý giải khoa học nào cho việc rửa tay để phòng dịch bệnh?
Rất nhiều chị em mong muốn tìm cách cải thiện tình trạng lão hóa da sớm. Đối với phụ nữ, làn da đóng vai trò rất quan trọng. Do đó, uống gì để đẹp da chống lão hóa hay tìm kiếm các thực phẩm chống lão hóa da hay tìm các biện pháp chống lão hóa da rất quan trọng.
Estrogen là nội tiết tố đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì vẻ đẹp của người phụ nữ. Việc suy giảm lượng hormone này có thể gây ra các vấn đề sức khỏe, sắc đẹp và sinh lý.
Phụ nữ trẻ có dấu hiệu mãn kinh sớm không những phải đối mặt với những khó khăn trong cuộc sống, khả năng sinh nở mà ngay cả hạnh phúc gia đình cũng khó giữ.