1. Bệnh hôi chân là gì?
Bệnh hôi chân hay bàn chân có mùi và mồ hôi có thể là một vấn đề đáng xấu hổ. Tuy nhiên, tình trạng này khá phổ biến vì đây là những vấn đề ảnh hưởng đến rất đông người lớn và trẻ em hàng ngày.
Không có gì bất ngờ khi một người có thể thỉnh thoảng bị mồ hôi chân. Bàn chân là nơi tập trung của hơn 250.000 tuyến mồ hôi dày đặc và vi khuẩn - khi được hỗ trợ bởi sự hiện diện của hơi ẩm từ mồ hôi là nguồn gốc chính của bàn chân bốc mùi.
Khi mồ hôi chân được bài tiết, mồ hôi chân dư thừa sẽ thấm vào lớp lót của giày và tất. Lúc này, các chủng vi khuẩn ăn các tế bào da chết ở chân được tạo môi trường thuận lợi và phát triển, gây ra mùi hôi. Những vi khuẩn này cũng có thể lây lan và phát triển bên trong giày, dẫn đến mùi hôi giày.
2. Bệnh hôi chân là do nguyên nhân gì?
Bàn chân đổ mồ hôi và vi khuẩn ăn vào là nguyên nhân lớn nhất gây ra mùi hôi chân. Những người đi giày kém thông thoáng, đi ủng tổng hợp hoặc tất không bấc làm bằng polyester hoặc nylon có thể có nhiều khả năng bị hôi chân hơn.
Ngược lại, một số người có khuynh hướng di truyền về chứng tăng tiết mồ hôi. Điều này có nghĩa là cơ thể sẽ có khả năng tiết ra nhiều mồ hôi nhiều hơn người bình thường, có thể khiến đôi chân nặng mùi quanh năm chứ không chỉ trong những tháng mùa hè nóng nực hay khi vận động nhiều.
3. Bệnh hôi chân có bị lây không?
Những người mắc bệnh hôi chân thường luôn lo lắng, liệu hôi chân có lây không? Chính vì đặc điểm sinh lý là mỗi bàn chân có 250.000 tuyến mồ hôi và tiết ra khoảng 500 ml mồ hôi mỗi ngày. Với điều kiện nóng và ẩm do mồ hôi tiết ra, vi khuẩn được tạo môi trường thuận lợi sinh sản và phát triển mạnh, có thể gây ra mùi hôi chân khó chịu.
Do đó, tình trạng hôi chân có lây giữa người này sang người khác, thông qua tác nhân là vi khuẩn, với hoàn cảnh khi sử dụng chung giày, tất và nhất là nếu điều kiện vệ sinh kém. Chính vì vậy, mọi người cần phải biết bệnh hôi chân có bị lây không nhằm tránh mang bệnh cho mình hay cho người khác.
4. Làm thế nào để cải thiện bệnh hôi chân?
4.1 Chăm sóc chân
Cách đơn giản nhất để ngăn ngừa mồ hôi và chân có mùi là thực hiện một số thay đổi lối sống đơn giản, nên bắt đầu từ việc chăm sóc chân. Giữ chân sạch sẽ và khô ráo thông qua việc rửa chân hàng ngày bằng xà phòng và nước, lau khô kỹ giữa các kẽ ngón chân. Bên cạnh đó, cần xem xét mang dép hay giày có quai hoặc cả đi chân trần khi có thể, nhằm tối ưu hóa điều kiện thông thoáng cho đôi chân.
4.2 Vệ sinh chân
Vệ sinh chân tuyệt vời là yếu tố then chốt để điều trị và ngăn ngừa bàn chân có mùi. Điều này không chỉ đơn thuần là rửa chân hàng ngày bằng xà phòng diệt khuẩn mà còn chú ý đến các khu vực giữa các ngón chân và phối hợp thêm các biện pháp khắc phục tại nhà khác:
Dùng chất chống mồ hôi: Có thể dùng chất khử mùi để che mùi hôi chân. Mặc dù theo truyền thống được sử dụng cho vùng da dưới cánh tay, việc thoa chất chống mồ hôi cho bàn chân có thể làm giảm tỷ lệ đổ mồ hôi. Nếu cần, bác sĩ có thể kê đơn thuốc chống mồ hôi mạnh hơn phù hợp với bàn chân. Một lựa chọn khác là sử dụng bột ngô, loại bột này có khả năng hấp thụ cao.
Giữ tay sạch sẽ là một trong những bước quan trọng nhất mà chúng ta có thể chủ động thực hiện để tránh nhiều bệnh lây truyền và hạn chế lây nhiễm vi trùng cho người khác. Chắc hẳn nhiều bạn sẽ thắc mắc vì sao phải rửa tay và lý giải khoa học nào cho việc rửa tay để phòng dịch bệnh?
Rất nhiều chị em mong muốn tìm cách cải thiện tình trạng lão hóa da sớm. Đối với phụ nữ, làn da đóng vai trò rất quan trọng. Do đó, uống gì để đẹp da chống lão hóa hay tìm kiếm các thực phẩm chống lão hóa da hay tìm các biện pháp chống lão hóa da rất quan trọng.
Estrogen là nội tiết tố đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì vẻ đẹp của người phụ nữ. Việc suy giảm lượng hormone này có thể gây ra các vấn đề sức khỏe, sắc đẹp và sinh lý.
Phụ nữ trẻ có dấu hiệu mãn kinh sớm không những phải đối mặt với những khó khăn trong cuộc sống, khả năng sinh nở mà ngay cả hạnh phúc gia đình cũng khó giữ.