CÔNG TY CỔ PHẦN LIÊN KẾT THIẾT BỊ Y TẾ MELINKA GROUP

Bộ Y tế: Nguy cơ lây lan dịch COVID-19 trong cộng đồng luôn thường trực

18/02/2021
Nguy cơ lây lan dịch COVID-19 trong cộng đồng vẫn luôn thường trực đặc biệt tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh khi đã có nhiều trường hợp mắc bệnh trong cộng đồng chưa rõ nguồn lây, đặc biệt khi người dân từ các địa phương quay trở lại làm việc.

Nhiều trường hợp mắc bệnh trong cộng đồng chưa rõ nguồn lây

Báo cáo về công tác y tế đến ngày Mùng 5 Tết Nguyên đán Tân Sửu năm 2021 của Bộ Y tế gửi Văn phòng Trung ương Đảng và Văn phòng Chính phủ cho biết, từ ngày 25/01/2021 đến nay, đã ghi nhận 719 trường hợp mắc trong nước tại 13 tỉnh, thành phố gồm Hải Dương (537), Quảng Ninh (60), TP Hồ Chí Minh (36), Hà Nội (34), Gia Lai (27), Bình Dương (06), Bắc Ninh (05), Điện Biên (03), Hưng Yên (03), Hòa Bình (02), Bắc Giang (2), Hải Phòng (01), Hà Giang (01).

Tổng số tích lũy trường hợp dương tính với SARS-CoV-2 của Việt Nam là 2.311, trong đó có 1.412 ca trong nước.

06 tỉnh, thành phố nhiều ngày qua không nghi nhận ca mắc mới, gồm: Hải Phòng (19 ngày), Hòa Bình (16 ngày), Điện Biên (12 ngày), Hà Giang (12 ngày), Bình Dương (11 ngày) và Hưng Yên (08 ngày).

Lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 trong cộng đồng ở Hải Dương             Ảnh: BYT

Trong vòng 07 ngày nghỉ Tết vừa qua (từ ngày 10/02/2021 đến 11h00 ngày 16/02/2021) đã ghi nhận tổng cộng 198 trường hợp mắc trong nước tại 7 tỉnh, thành phố gồm: Hải Dương (174 ca, chiếm 87.9%), Hà Nội (8 ca, chiếm 4%), Hồ Chí Minh (8 ca, chiếm 4%), Quảng Ninh (7 ca, chiếm 3.5%), Gia Lai (5 ca, chiếm 2.5%) và Bắc Ninh, Bắc Giang chỉ ghi nhận 1 ca.

Theo Bộ Y tế nhìn chung tình hình dịch tại các tỉnh, thành phố đã cơ bản được kiểm soát; 12/13 tỉnh (trừ Hải Dương) có ổ dịch trong cộng đồng đang có xu hướng giảm ca mắc trong ngày. Các ổ dịch tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh đã được nhanh chóng kiểm soát với các biện pháp phòng chống dịch quyết liệt.

Trong số các tỉnh, thành phố, tình hình dịch tại Hải Dương vẫn còn phức tạp có khả năng còn kéo dài khi số lượng ca mắc chưa giảm, đặc biệt tại huyện Cẩm Giàng với các cụm khu công nghiệp số lượng công nhân lớn (60.000 người).

Nguy cơ lây lan dịch bệnh trong cộng đồng vẫn luôn thường trực đặc biệt tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh khi đã có nhiều trường hợp mắc bệnh trong cộng đồng chưa rõ nguồn lây, đặc biệt khi người dân từ các địa phương quay trở lại làm việc.

Khi phát hiện các địa phương trường hợp mắc bệnh tại cộng đồng cần thực hiện quyết liệt các biện pháp xử lý dịch nhanh hơn một mức, cao hơn một mức; khẩn trương, tăng tốc thực hiện truy vết, phát hiện, cách ly, xet nghiệm, khoanh vùng, xử lý triệt để.

Về công tác chỉ đạo và hỗ trợ công tác phòng chống dịch tại các địa phương, Bộ Y tế cho biết:

Tại Tỉnh Hải Dương:

+ Chiều ngày Mùng 3 Tết, Bộ Y tế đã đi kiểm tra công tác phòng, chống dịch, công tác điều trị bệnh nhân mắc COVID-19 và làm việc với Lãnh đạo tỉnh Hải Dương về công tác phòng chống dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh.

 + Đoàn công tác phòng chống dịch COVID-19 tại tỉnh Hải Dương của Ban Chỉ đạo Quốc gia (thành lập theo Quyết định số 1124/QĐ-BCĐ ngày 08/02/2021) tiếp tục cắm chốt, hỗ trợ tỉnh Hải Dương trong công tác giám sát, khoanh vùng, truy vết, cách ly, xét nghiệm, điều trị, truyền thông phòng chống dịch.

+ Yêu cầu Bệnh viện Bạch Mai tiếp tục hỗ trợ tập huấn, chuẩn bị bộ máy nhân sự của Bệnh viện Dã chiến số 3 và hỗ trợ trang thiết bị, nhân sự để tăng cường năng lực xét nghiệm tại Hải Dương. Bộ Y tế cũng tiếp tục điều động 03 đơn vị Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, Bệnh viện Bạch Mai tiếp tục hỗ trợ và tổ chức thiết lập ngay các phòng xét nghiệm tại các địa bàn TP. Hải Dương, TP. Chí Linh và huyện Cẩm Giàng, đẩy nhanh hơn nữa công tác lấy mẫu, xét nghiệm tại các địa bàn này.

Yêu cầu Trường Đại học Kỹ thuật y tế Hải Dương huy động sinh viên quay lại trường sau dịp nghỉ lễ tết sớm để tăng cường nhân lực lấy mẫu.

GS.TS Nguyễn Thanh Long- Uỷ viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Y tế chúc giao ban công tác đều trị, chúc Tết, động viên toàn tuyến điều trị bệnh nhân COVID-19 đêm Giao thừa Tết Tân Sửu    Ảnh : Trần Minh

- Tại Thành phố Hồ Chí Minh: Bộ Y tế chỉ đạo các đơn vị y tế của TP. Hồ Chí Minh triển khai: tiếp tục lấy mẫu và thực hiện xét nghiệm cho toàn bộ người nhà của nhân viên công ty VIAGS…; lấy mẫu toàn bộ nhân viên sân bay Tân Sơn Nhất vì đây là nhóm nguy cơ cao lây nhiễm COVID-19, thực hiện trong vòng 24 giờ trước khi đi làm, nếu kết quả âm tính mới được đến sân bay làm việc vào ngày hôm sau;

Tiếp tục rà soát, xét nghiệm nhân viên y tế còn sót của các bệnh viện có liên quan ca bệnh; triển khai truy vết, xét nghiệm mở rộng tại các khu vực, địa điểm có nguy cơ tiềm ẩn nguồn lây: bến xe, nhà trọ hoặc khu lưu trú công nhân, khu công nghiệp, chợ đầu mối và chợ địa phương.

- Tại Thành phố Hà Nội: Bộ Y tế đã chỉ đạo các đơn vị y tế Hà Nội tiến hành lấy 12.302 mẫu xét nghiệm sàng lọc cho toàn bộ nhân viên làm việc tại Sân bay Nội Bài, tất cả các mẫu có kết quả âm tính với SARS-CoV-2; tiếp tục khẩn trương truy vết các trường hợp nghi ngờ, nhóm nguy cơ cao.

Hà Nội huy động 10.000 đội phòng chống dịch cộng đồng, tiếp tục "đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng" để tìm nốt những mảnh ghép dịch tễ trong cộng đồng.

Bộ Y tế cũng cho biêt trong các ngày Tết, Bộ Y tế đã tổ chức cuộc họp trực tuyến về công tác phòng, chống dịch COVID-19 với các tỉnh, thành phố, các Bệnh viện, bệnh viện dã chiến đang điều trị bệnh nhân COVID-19, đồng thời tổ chức các Đoàn đi kiểm tra công tác phòng chống dịch, công tác điều trị bệnh nhân mắc COVID-19 và thăm hỏi, động viên, chúc Tết các lực lượng đang túc trực, công tác tại các Bệnh viện một số tỉnh, thành phố.

Trong đêm 30 Tết, Bộ trưởng Bộ Y tế đã chủ trì Giao ban trực tuyến phòng, chống dịch COVID-19 với 18 điểm cầu đang điều trị bệnh nhân COVID-19 để chỉ đạo công tác khám chữa bệnh và trực tiếp chúc Tết động viên các y, bác sỹ đang tham gia điều trị bệnh nhân.

Không được chủ quan, lơ là, tiếp tục nâng mức cảnh giác cao nhất đối với dịch COVID-19

Trong báo cáo này, Bộ Y tế kiến nghị các Bộ, ngành, địa phương, các tổ chức chính trị, xã hội tiếp tục nâng mức cảnh giác cao nhất đối với dịch COVID-19, huy động toàn thể hệ thống chính trị tham gia công tác phòng chống dịch COVID-19 ngay từ những ngày đầu năm 2021, không được chủ quan, lơ là trong công tác phòng chống dịch, coi công tác phòng chống dịch COVID-19 và các dịch bệnh truyền nhiễm là nhiệm vụ trọng tâm.

Các địa phương nơi có đường biên giới chỉ đạo tăng cường hơn nữa công tác kiểm soát đường biên giới, đường bộ, đường thủy quản lý chặt chẽ xuất, nhập cảnh, không để xảy ra tình trạng nhập cảnh, vượt biên trái phép gây ra lây nhiễm COVID-19 tại cộng đồng. Khẩn trương khởi tố các đường dây đưa người vượt biên trái phép, xử lý nghiêm các trường hợp cố tình vi phạm.

Khu vực cách ly chống dịch COVID-19 trên địa bàn TP Chí Linh, tỉnh Hải Dương            Ảnh:BYT

Các địa phương cũng cần chỉ đạo thực hiện nghiêm các quy định về cách ly tại cơ sở cách ly tập trung và cách ly tại nơi lưu trú theo hướng dẫn của Ban Chỉ đạo quốc gia và Bộ Y tế. Tăng cường giám sát chặt chẽ việc thực hiện các biện pháp cách ly đối với các trường hợp nhập cảnh, tuyệt đối không để lây lan dịch bệnh trong khu cách ly và lây lan từ khu cách ly ra cộng đồng.

Các địa phương không tổ chức các lễ hội sau Tết Nguyên đán, các sự kiện tập trung đông người; tiếp tục tạm dừng các hoạt động vui chơi giải trí, các dịch vụ không thiết yếu; hạn chế du xuân, chúc tết, hạn chế tối đa tập trung đông người.

Tiếp tục chỉ đạo mạnh mẽ thực hiện nghiêm yêu cầu 5K, đặc biệt là đeo khẩu trang, không tụ tập đông người và thực hiện nghiêm các hướng dẫn phòng chống dịch tại công sở, cơ quan, nhà máy, xí nghiệp, cơ sở sản xuất đảm bảo an toàn khi làm việc; tăng cường việc thanh tra, kiểm tra và yêu cầu xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

Người đứng đầu cấp ủy trực tiếp chỉ đạo thực hiện công tác phòng chống dịch tại địa phương, chịu trách nhiệm trước Bộ Chính trị, Ban Bí thư về các hoạt động phòng chống dịch trên địa bàn. Khẩn trương thực hiện việc truy vết, khoanh vùng, cách ly, dập tắt ổ dịch, chuẩn bị đầy đủ phương tiện, dụng cụ, sinh phẩm xét nghiệm thuốc men cho tình huống dịch xảy ra lan rộng trên địa bàn. Thực hiện nghiêm túc phương châm bốn tại chỗ trong công tác phòng chống dịch.

Nguồn: Suckhoedoisong.vn



Bài viết LIÊN QUAN

Xem thêm
BÀI 5: VỆ SINH TAY LÀ GÌ? TẠI SAO PHẢI VỆ SINH TAY?

BÀI 5: VỆ SINH TAY LÀ GÌ? TẠI SAO PHẢI VỆ SINH TAY?

Giữ tay sạch sẽ là một trong những bước quan trọng nhất mà chúng ta có thể chủ động thực hiện để tránh nhiều bệnh lây truyền và hạn chế lây nhiễm vi trùng cho người khác. Chắc hẳn nhiều bạn sẽ thắc mắc vì sao phải rửa tay và lý giải khoa học nào cho việc rửa tay để phòng dịch bệnh?

BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC LÃO HÓA DA Ở PHỤ NỮ TIỀN MÃN KINH

BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC LÃO HÓA DA Ở PHỤ NỮ TIỀN MÃN KINH

Rất nhiều chị em mong muốn tìm cách cải thiện tình trạng lão hóa da sớm. Đối với phụ nữ, làn da đóng vai trò rất quan trọng. Do đó, uống gì để đẹp da chống lão hóa hay tìm kiếm các thực phẩm chống lão hóa da hay tìm các biện pháp chống lão hóa da rất quan trọng.

ESTROGEN VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ LÀ GÌ?

ESTROGEN VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ LÀ GÌ?

Estrogen là nội tiết tố đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì vẻ đẹp của người phụ nữ. Việc suy giảm lượng hormone này có thể gây ra các vấn đề sức khỏe, sắc đẹp và sinh lý.

MÃN KINH SỚM - VẤN ĐỀ LO NGẠI CỦA PHỤ NỮ TRẺ

MÃN KINH SỚM - VẤN ĐỀ LO NGẠI CỦA PHỤ NỮ TRẺ

Phụ nữ trẻ có dấu hiệu mãn kinh sớm không những phải đối mặt với những khó khăn trong cuộc sống, khả năng sinh nở mà ngay cả hạnh phúc gia đình cũng khó giữ.