CÔNG TY CỔ PHẦN LIÊN KẾT THIẾT BỊ Y TẾ MELINKA GROUP

Cảnh báo dịch sốt xuất huyết bùng phát trong mùa dịch Covid

21/10/2021
Thời tiết chuyển mùa, môi trường ẩm thấp là điều kiện lý tưởng cho muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết sinh sôi và phát triển. Bên cạnh công tác phòng chống dịch, người dân cũng cần phải trang bị thêm cho mình kiến thức và cách phòng chống bệnh sốt xuất huyết.

Sốt xuất huyết là gì?

Theo các chuyên gia y tế, sốt xuất huyết được định nghĩa là căn bệnh truyền nhiễm do virus Dengue với trung gian truyền nhiễm bệnh là muỗi Aedes Aegypti hay còn gọi là muỗi vằn. Bệnh diễn ra quanh năm nhưng thường bùng phát mạnh vào mùa mưa bởi vì đây là điều kiện thuận lợi cho muỗi phát triển. 

Hiện nay, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu hoặc vaccine để phòng bệnh, chủ yếu là điều trị khắc phục triệu chứng.

Các giai đoạn phát triển bệnh sốt xuất huyết

Giai đoạn sốt: Người bệnh không có triệu chứng rõ ràng nên rất khó rất khó phân biệt với các loại sốt do virus khác. Người bệnh thông thường sốt ở 39 - 40 độ C trong khoảng 2 7 ngày và rất khó hạ sốt.

Giai đoạn nguy hiểm: Bắt đầu từ ngày thứ 3 đến thứ 7 tính từ khi bị sốt, nếu không có phương pháp điều trị hỗ trợ kịp thời sẽ gây ra tình trạng:

  • Xuất huyết dưới da ở mặt trước hai cẳng chân, mặt trong của cánh tay, bụng, đùi.
  • Chảy máu cam.
  • Chảy máu chân răng.
  • Thậm chí có thể gây ra những biến chứng nặng nề như tràn dịch màng phổi, chảy máu nội tạng, xuất huyết não.

Giai đoạn hồi phục: Cơ thể hết sốt, thể trạng phục hồi dần và có cảm giác thèm ăn. Lúc này, huyết động cũng bắt đầu ổn định, tiểu cầu tăng dần và trở lại trạng thái bình thường.

Sự khác nhau giữa sốt xuất huyết và Covid 19

Sốt xuất huyết và COVID-19 đều là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do virus gây ra. Triệu chứng ban đầu của 2 bệnh khá là giống nhau nhưng có thể phân biệt được nhờ vào yếu tố dịch tễ và đường lây.

Theo PGS.TS Đỗ Duy Cường - Giám đốc Trung tâm Bệnh Nhiệt đới, BV Bạch Mai, những biểu hiện có thể gây nhầm lẫn giữa 2 bệnh tình trạng sốt, đau đầu, đau mỏi người. Tuy nhiên, 2 bệnh này khác nhau hoàn toàn về yếu tố dịch tễ và đường lây truyền bệnh :

  • Đối với bệnh COVID-19 thì lây qua đường hô hấp do tiếp xúc giọt bắn.
  • Đối với bệnh sốt xuất huyết thì lây qua đường máu do muỗi truyền.

Ngoài ra, bệnh sốt xuất huyết còn có triệu chứng điển hình là da xung huyết, mặt và củng mạc mắt đỏ. Còn bệnh nhân khi mắc COVID-19 thường có các triệu chứng về viêm đường hô hấp như ho, khó thở, mất ngửi,… nặng sẽ gây viêm phổi và suy hô hấp.

Phần lớn bệnh nhân sốt xuất huyết có biểu hiện nhẹ và thường tự khỏi trong vòng 7 ngày. Tuy nhiên có khoảng 5%  bệnh nhân sẽ có triệu chứng nặng như xuất huyết đường tiêu hóa, nội tặng hoặc thoát huyết tương gây sốc do giảm thể tích. Trong trường hợp này, nếu không phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến tử vong. Đặc biệt, trong hoàn cảnh dịch COVID-19 vẫn đang hoành hành thì các biểu hiện ban đầu của bệnh sốt xuất huyết như sốt, đau mỏi cơ rất giống khi nhiễm Sars - Cov -2, người bệnh cần hết sức lưu ý để phòng tránh và có biện pháp điều trị kịp thời.

Do đó, đội ngũ y tế cần khai thác yếu tố dịch tễ cẩn thận, đồng thời yêu cầu làm xét nghiệm khẳng định, tránh bỏ sót hoặc nhầm lẫn, gây ra các hậu quả đáng tiếc.

4. Cách phòng bệnh sốt xuất huyết

Bệnh sốt xuất huyết lây truyền từ người sang người qua vật chủ trung gian là muỗi. Chính vì vậy, biện pháp phòng ngừa dịch bệnh lan rộng nhất đó là tiêu diệt muỗi và ngăn ngừa sự sinh sôi, phát triển của chúng.

Để phòng bệnh cho bản thân, cho gia đình và mọi người xung quanh, Bộ Y tế khuyến cáo người dân thực hiện các biện pháp sau đây để phòng bệnh:

Che đậy tất cả các bình đựng nước nhằm ngăn chặn muỗi vào đẻ trứng.

- Thực hiện công tác diệt loăng quăng/bọ gậy hằng tuần bằng cách thả cá vào các bể chứa nước, lật úp các vật dụng không chứa nước, thay nước trong các bình cắm hoa.

- Dọn dẹp, phát quang cây cối và loại bỏ các vật liệu phế thải gây ứ đọng nước như chai, lọ, mảnh chai, vỏ dừa, hốc tre, bẹ lá...

- Ngủ trong màn và mặc quần áo dài tay, ngăn chặn muỗi đốt.

- Phối hợp với ngành y tế trong các đợt phun hóa chất phòng chống dịch.

- Khi có triệu chứng sốt nghi nhiễm sốt xuất huyết, bạn hãy đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và tư vấn điều trị ý.



Bài viết LIÊN QUAN

Xem thêm
BÀI 5: VỆ SINH TAY LÀ GÌ? TẠI SAO PHẢI VỆ SINH TAY?

BÀI 5: VỆ SINH TAY LÀ GÌ? TẠI SAO PHẢI VỆ SINH TAY?

Giữ tay sạch sẽ là một trong những bước quan trọng nhất mà chúng ta có thể chủ động thực hiện để tránh nhiều bệnh lây truyền và hạn chế lây nhiễm vi trùng cho người khác. Chắc hẳn nhiều bạn sẽ thắc mắc vì sao phải rửa tay và lý giải khoa học nào cho việc rửa tay để phòng dịch bệnh?

BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC LÃO HÓA DA Ở PHỤ NỮ TIỀN MÃN KINH

BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC LÃO HÓA DA Ở PHỤ NỮ TIỀN MÃN KINH

Rất nhiều chị em mong muốn tìm cách cải thiện tình trạng lão hóa da sớm. Đối với phụ nữ, làn da đóng vai trò rất quan trọng. Do đó, uống gì để đẹp da chống lão hóa hay tìm kiếm các thực phẩm chống lão hóa da hay tìm các biện pháp chống lão hóa da rất quan trọng.

ESTROGEN VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ LÀ GÌ?

ESTROGEN VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ LÀ GÌ?

Estrogen là nội tiết tố đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì vẻ đẹp của người phụ nữ. Việc suy giảm lượng hormone này có thể gây ra các vấn đề sức khỏe, sắc đẹp và sinh lý.

MÃN KINH SỚM - VẤN ĐỀ LO NGẠI CỦA PHỤ NỮ TRẺ

MÃN KINH SỚM - VẤN ĐỀ LO NGẠI CỦA PHỤ NỮ TRẺ

Phụ nữ trẻ có dấu hiệu mãn kinh sớm không những phải đối mặt với những khó khăn trong cuộc sống, khả năng sinh nở mà ngay cả hạnh phúc gia đình cũng khó giữ.