CÔNG TY CỔ PHẦN LIÊN KẾT THIẾT BỊ Y TẾ MELINKA GROUP

Cây Liên Mộc - Dược liệu quý giúp tái tạo da

10/11/2021
Cây Liên Mộc hay còn gọi là cây hoa Chuông, loài cây nổi bật với những chùm hoa màu tím sẫm trông như những chiếc chuông nhỏ. Không chỉ đẹp mà ngày nay, Liên Mộc được ứng dụng nhiều trong lĩnh vực Y - Dược học với công dụng như chống oxy hoá, bảo vệ tim mạch, tái tạo da. Hãy cùng Melinka tìm hiểu về cây Liên Mộc qua bài viết dưới đây nhé.

Cây Liên Mộc - Loài cây có những bông tím sẫm tựa chiếc chuông nhỏ

Cây Liên Mộc có tên khoa học là  là Symphytum officinale L., thuộc họ Vòi voi (Boraginaceae), có nguồn gốc từ châu  Âu. Mặc dù vậy, loài cây này hiện nay đa được trồng ở khắp nơi trên thế giới.

Liên Mộc có khả năng sinh trưởng mạnh mẽ, tạo thành nhóm cây thân thẳng. Lá cây màu xanh, có hình elip, chiều dài lên tới 25 cm. Ở cuối mỗi nhánh là chùm hoa hình ống trông như chiếc chuông nhỏ, màu tím, hồng hoặc kem dài 2 cm.

Liên Mộc có thể trồng được ở nhiều loại đất như đất cát, đất phù sa và cả đất sét. Nhờ bộ rễ có thể cắm sâu đến 2 mét nên trong điều kiện môi trường nghèo dưỡng chất thì Liên Mộc vẫn có thể phát triển nhờ khả năng lấy dinh dưỡng từ sâu dưới lòng đất.

Thành phần hoá học của cây Liên Mộc 

Sau các quá trình tách chiết và phân lập, một số chất được tìm thấy trong cây Liên Mộc với hàm lượng khác nhau như: 0.6 - 4.7% allantoin (DENNIS và cộng sự năm 1987), axit phenolic như axit rosmarinic (0,2%), polysaccharid nhầy (29%), protein, saponin triterpene, ancaloit pyrrolizidine (0,013% đến 1,2%), polysaccharid nhầy (29%), tannin (2,4%)...

Tác dụng của cây Liên Mộc đối với Y - Dược học

Liên Mộc được sử dụng trong y học từ thời La Mã cổ đại. Họ sử dụng Liên Mộc để chữa lành vết thương, làm giảm tình trạng viêm khớp trong bệnh thấp khớp, gãy xương, bong gân. Dân gian còn sử dụng Liên Mộc để chữa viêm loét.

Trước đây đã có nhiều thử nghiệm đánh giá tác dụng dược lý của dịch chiết từ cây Liên Mộc. Các nghiên cứu đã chỉ ra nhiều tác dụng của cây như tác dụng chống nấm (TALHOUK và cộng sự năm 2007), chống viêm (NEAGU và cộng sự năm 2011), tác dụng chống oxy hóa và bảo vệ tim mạch (GOKADZE và cộng sự năm 2013).

Tác dụng tái tạo da của cây Liên Mộc

Liên Mộc được sử dụng từ lâu trong dân gian với công dụng trị các vết loét, vết bầm, vết cắt. Sau này, các chuyên gia đã chỉ ra rằng thành phần allantoin trong Liên Mộc đảm nhiệm tác dụng này.

Những nghiên cứu đầu tiên về tác dụng thúc đẩy chữa lành vết thương của allantoin được tiến hành vào những năm 1990. Sau đó, allantoin được xác nhận là một chất tăng sinh tế bào, chịu trách nhiệm chính trong sự thúc đẩy và phân chia mô liên kết, kích thích vết thương lành.

Hiện nay allantoin, đặc biệt là allantoin chiết xuất từ dược liệu thiên nhiên như cây Liên Mộc được sử dụng nhiều trong công nghiệp dược phẩm và được sử dụng trong các loại kem với mục đích chữa lành, tái tạo da.

Tác dụng không mong muốn khi sử dụng Liên Mộc

Cây Liên Mộc có chứa một lượng pyrrolizidine alkaloids là chất độc thực vật tự nhiên. Nếu tiêu thụ một lượng lớn pyrrolizidine có thể gây độc cho gan. Năm 2001, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) đã khuyến cáo các nhà sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khoẻ loại Liên Mộc ra khỏi danh sách dược liệu được dùng vì lo ngại nguy cơ gây độc cho gan.

Liên Mộc được khuyến khích sử dụng tại chỗ (bôi, đắp, thoa) hơn là dùng đường uống. Ngoài tác dụng không mong muốn có thể gây độc khi uống quá nhiều thì hiện nay chưa ghi nhận thêm những tác dụng phụ nào khác.

Liên Mộc là loại cây hữu ích, có những tác dụng y học nhất định và được ứng dụng nhiều trong các loại mỹ phẩm như kem dưỡng ẩm. Để bảo an toàn khi sử dụng dược liệu nói chung và Liên Mộc nói riêng, không nên tự ý lấy Liên Mộc để làm rau ăn.
 



Bài viết LIÊN QUAN

Xem thêm
BÀI 5: VỆ SINH TAY LÀ GÌ? TẠI SAO PHẢI VỆ SINH TAY?

BÀI 5: VỆ SINH TAY LÀ GÌ? TẠI SAO PHẢI VỆ SINH TAY?

Giữ tay sạch sẽ là một trong những bước quan trọng nhất mà chúng ta có thể chủ động thực hiện để tránh nhiều bệnh lây truyền và hạn chế lây nhiễm vi trùng cho người khác. Chắc hẳn nhiều bạn sẽ thắc mắc vì sao phải rửa tay và lý giải khoa học nào cho việc rửa tay để phòng dịch bệnh?

BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC LÃO HÓA DA Ở PHỤ NỮ TIỀN MÃN KINH

BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC LÃO HÓA DA Ở PHỤ NỮ TIỀN MÃN KINH

Rất nhiều chị em mong muốn tìm cách cải thiện tình trạng lão hóa da sớm. Đối với phụ nữ, làn da đóng vai trò rất quan trọng. Do đó, uống gì để đẹp da chống lão hóa hay tìm kiếm các thực phẩm chống lão hóa da hay tìm các biện pháp chống lão hóa da rất quan trọng.

ESTROGEN VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ LÀ GÌ?

ESTROGEN VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ LÀ GÌ?

Estrogen là nội tiết tố đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì vẻ đẹp của người phụ nữ. Việc suy giảm lượng hormone này có thể gây ra các vấn đề sức khỏe, sắc đẹp và sinh lý.

MÃN KINH SỚM - VẤN ĐỀ LO NGẠI CỦA PHỤ NỮ TRẺ

MÃN KINH SỚM - VẤN ĐỀ LO NGẠI CỦA PHỤ NỮ TRẺ

Phụ nữ trẻ có dấu hiệu mãn kinh sớm không những phải đối mặt với những khó khăn trong cuộc sống, khả năng sinh nở mà ngay cả hạnh phúc gia đình cũng khó giữ.