CÔNG TY CỔ PHẦN LIÊN KẾT THIẾT BỊ Y TẾ MELINKA GROUP

COVID-19 có giống bệnh cúm mùa?

16/12/2021
Cùng do virus gây ra và cùng có triệu chứng khởi phát giống nhau nhưng đến nay toàn thế giới vẫn phải lao đao vì dịch bệnh COVID-19. Vậy COVID-19 và cúm mùa có điểm gì giống và khác nhau?

Hiểu về COVID-19 theo Y học hiện đại

COVID-19 do virus có tên là SARS-CoV 2 gây ra. Nó là một phần của họ virus corona, họ virus bao gồm nhiều loại gây ra các bệnh từ cảm thông thường, viêm phế quản cho đến các chứng bệnh nghiêm trọng hơn như chứng hô hấp cấp tính nghiêm trọng (SARS) và Hội Chứng Hô Hấp Trung Đông (MERS).


Giống như nhiều loại virus đường hô hấp khác, virus corona lây nhanh chóng quay những giọt bắn. Chúng bao gồm cả giọt bắn qua nước bọt và nước mũi khi bạn thở, nói chuyện hoặc hắt hơi.


Từ corona trong tên gọi có nghĩa là vương miện. Loại virus này được đặt tên như vậy là do hình dạng của chúng có các protein hình gai nhọn nhô ra. Những protein này rất quan trọng đối với chúng. Bởi đây là phần giúp virus gắn vào cơ thể người cho phép nó lây nhiễm và tái tạo trong các tế bào. Các kháng thể bảo vệ cơ thể con người khỏi virus corona dựa trên cơ chế nhắm vào phần gai này. Do đó trong quá trình nghiên cứu, các nhà khoa học luôn tìm cách giải mã chuỗi gen của virus và thực hiện các đột biến trên gai protein thông qua quá trình giám sát bộ gen.


Theo thời gian, virus SARS-CoV-2 bắt đầu hình thành các dòng gen. Giống như gia đình có cây phả hệ, virus SARS-CoV-2 đang sinh sôi các “thế hệ” tiếp theo khỏe hơn, nguy hiểm hơn. Các nhà khoa học gọi đây là "biến thể" SARS-CoV-2.


Hiểu về COVID-19 theo Y học cổ truyền được bộ Y tế ban hành


Trong thông tư 1306/BYT - YDCT, Bộ y tế cũng chỉ ra rằng:theo Y học cổ truyền, COVID-19 thuộc phạm vi “Ôn dịch” của Học thuyết “Ôn bệnh học” và có tên “Cảm mạo ôn bệnh”. Bệnh Cảm mạo ôn bệnh này là tên gọi chung của những bệnh ngoại cảm với dấu hiệu như là khởi phát sốt, biến thiên về nhiệt theo quy luật. Thường bệnh là cấp tính, diễn biến nhanh. Bệnh cảnh thường nặng. Những bệnh này thường lây nhanh, khi phát bệnh sẽ hình thành dịch nên được gọi là “Ôn dịch”.


Nguyên nhân gây bệnh thường là do nhiễm phong hàn mùa đông. Lúc này cảm nhiễm phong hàn chưa đủ sức gây bệnh thành phục tà, do đó khi đến mùa xuân gặp điều kiện thuận lợi mới phát triển thành dịch (đông vu thương hàn xuân tất bệnh ôn). Tà khí theo lệ vào miệng, hầu họng và phế. Tuỳ theo chính khí của mỗi người và theo hoàn cảnh như nhiệt, đàm, thấp… ủ bệnh theo thời gian mà dễ phát triển thành các bệnh lý mức độ khác nhau.
 
Tùy tình trạng bệnh lý và diễn biến bệnh mà y học cổ truyền chia thành 3 giai đoạn. Mỗi giai đoạn sẽ áp dụng cách điều trị khác nhau.


Giai đoạn khởi phát


Đây là bệnh ở thời kỳ đầu phong hàn xâm phạm vào bì mao và phế vệ.
Triệu chứng: Phát sốt, sợ gió lạnh, hắt hơi, ngạt mũi, khát không nhiều, ho ít đàm, hoặc đàm khó.


Giai đoạn toàn phát


Giai đoạn này bệnh có thể biểu hiện bệnh ở khí phận hay dinh phận. Nhiệt tà nhập vào những vị trí khác nhau nên xuất hiện các triệu chứng lâm sàng khác nhau.

  • Bệnh biểu hiện ở phần khí

Bệnh có thể biểu hiện nhiệt chủ yếu ở phế, có thể kết hợp ở vị và đại trường.
Triệu chứng: sốt, phiền khát, phiền táo, bất an, ho đờm đặc vàng, khó khạc. Khí suyễn, có thể ho ra máu, tiểu đỏ, lưỡi đỏ, rêu vàng khô hoặc nhớt, mạch hoạt sác.
Pháp điều trị: Tuyên phế, thanh nhiệt, định suyễn.

  • Bệnh biểu hiện ở phần dinh

Nếu bệnh nặng nhiệt thương dinh âm ( m hư nội nhiệt) có biểu hiện: sốt cao li bì, tâm phiền khó ngủ, hoặc nói lảm nhảm, miệng khô, khó thở lưỡi đỏ tươi, mạch trầm tế hoạt, tế sác hoặc phù đại.
Pháp điều trị: Thanh dinh thấu nhiệt.
 

Giai đoạn hồi phục


Sau giai đoạn toàn phát có thể có biểu hiện các triệu chứng khác nhau và có pháp điều trị khác nhau.
* Trường hợp biểu hiện các triệu chứng của phế tỳ khí hư: Khí đoản, mệt mỏi, ăn kém, buồn nôn, bụng đầy, đại tiện vô lực, đại tiện lỏng, lưỡi nhạt bệu, rêu trắng dơ.
Giai đoạn tái nhiễm
Điều trị như nhiễm bệnh, tùy tình trạng bệnh lý của người bệnh theo y học cổ truyền mà người thầy thuốc có pháp điều trị, thuốc cổ truyền và phương pháp điều trị cho phù hợp.


Triệu chứng của COVID-19


Những người mắc bệnh COVID-19 đã có một loạt các triệu chứng được báo cáo - từ các triệu chứng nhẹ đến bệnh nghiêm trọng. Các triệu chứng có thể xuất hiện 2-14 ngày sau khi phơi nhiễm với vi-rút. Bất cứ ai cũng có thể có các triệu chứng từ nhẹ đến nghiêm trọng. Những người có các triệu chứng này có thể nhiễm COVID-19:

  • Sốt hoặc ớn lạnh
  • Ho
  • Hụt hơi hoặc khó thở
  • Mệt mỏi
  • Đau cơ hoặc đau người
  • Đau đầu
  • Mới mất vị giác hoặc khứu giác
  • Đau họng
  • Ngạt mũi hoặc chảy nước mũi
  • Buồn nôn hoặc nôn mửa
  • Tiêu chảy

Điểm giống và khác nhau giữa covid-19 và cúm mùa


Cả 2 đều do virus gây ra và đều lây qua đường hô hấp. COVID-19 do virus corona mới là SARS-CoV-2 gây ra, còn cúm mùa là do virus cúm gây ra. Vì một số triệu chứng của bệnh cúm và COVID-19 tương tự nhau, nên có thể khó phân biệt hai bệnh này nếu chỉ dựa vào các triệu chứng. Có thể cần xét nghiệm để giúp xác định chẩn đoán. 

Cúm và COVID-19 có nhiều đặc điểm chung và khác nhau, nhưng có một số điểm khác biệt chính giữa hai loại này. COVID-19 dường như dễ lây lan hơn bệnh cúm và gây ra nhiều bệnh nghiêm trọng hơn ở một số người. 

Thay đổi vị giác?

Ở những người bị COVID-19 thường có sự thay đổi hoặc mất vị giác hoặc khứu giác. Đối với bệnh cúm mùa thì không như vậy.

Sau bao lâu thì các triệu chứng xuất hiện?


Điểm giống nhau: Đối với cả COVID-19 và cúm , sau một hoặc nhiều ngày có thể trôi qua từ khi một người bị nhiễm bệnh và khi họ bắt đầu có các triệu chứng bệnh.
Sự khác nhau: Nếu một người có COVID-19, họ có thể mất nhiều thời gian hơn để trải qua các triệu chứng so với khi họ bị cúm. Người bị cúm thường xuất hiện triệu chứng sau 1 đến 4 ngày nhiễm bệnh. Còn COVID-19 thì sẽ xuất hiện triệu chứng sau khoảng 5 đến 14, thậm chí là 21 ngày.


Người nhiễm bệnh có thể làm lây lan virus trong thời điểm nào?


Điểm giống nhau: Người nhiễm bệnh có thể làm lây nhiễm ít nhất 1 ngày trước khi người đó xuất hiện triệu chứng.
Điểm khác nhau: Người bị cúm có thể lây nhiễm bệnh trong 3 đến 4 ngày, thậm chí là 7 ngày. Trong khi đó người bị COVID-19 có thể làm lây nhiễm bệnh trong thời gian dài hơn.


 

Điều tra người lây lan virus trong bao lâu?


Giống nhau: Tiếp xúc trên trong khoảng 2 ngày.
Khác nhau: Thời gian bị điều tra tiếp xúc của người mắc COVID-19 lâu hơn. Có thể từ 10 ngày đến 20 ngày.


Cách thức lây lan


Điểm giống nhau: Lây qua đường hô hấp ở những người tiếp xúc gần trong khảong 2 mét.
Điểm khác nhau: COVID-19 dễ lây lan hơn virus cúm. Chúng lây lan nhanh chóng và dễ lây liên tục sang nhiều người.


Những người nào có nguy cơ mắc bệnh nặng cao hơn?


Điểm giống nhau: Cả COVID-19 và bệnh cúm  đều có thể dẫn đến bệnh nặng và biến chứng. Những người có nguy cơ cao nhất bao gồm:

  • Người cao tuổi
  • Những người mắc các bệnh nền (bao gồm cả trẻ sơ sinh và trẻ em)
  • Người mang thai

Sự khác nhau: Nhìn chung, COVID-19 dường như gây ra nhiều bệnh nghiêm trọng hơn ở một số người.
Bệnh COVID-19 nghiêm trọng dẫn đến nhập viện và tử vong có thể xảy ra ngay cả ở những người khỏe mạnh.


Các biến chứng có thể gặp phải


Điểm giống nhau: Cả  COVID-19 và bệnh cúm  đều có thể gây ra các biến chứng, bao gồm:

  • Viêm phổi
  • Suy hô hấp
  • Nhiễm trùng huyết (một căn bệnh đe dọa tính mạng do cơ thể phản ứng mạnh với nhiễm trùng)
  • Hội chứng suy hô hấp cấp tính (chất lỏng trong phổi)
  • Tình trạng bệnh mãn tính trở nên tồi tệ hơn (liên quan đến phổi, tim, hệ thần kinh hoặc bệnh tiểu đường
  • Tổn thương tim (ví dụ, đau tim và đột quỵ)
  • Suy đa cơ quan (suy hô hấp, suy thận, sốc)
  • Viêm tim, não hoặc các mô cơ
  • Nhiễm trùng thứ phát (nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc nấm có thể xảy ra ở những người đã bị nhiễm cúm hoặc COVID-19)

Sự khác nhau: Hầu hết người mắc cúm sẽ tự khỏi trong vài ngày đến hai tuần, nhưng một số người sẽ gặp phải các biến chứng nặng, cần phải nhập viện. Biến chứng ở người mắc COVID-19 thường nặng hơn và nhiễm trùng thứ cấp do vi khuẩn thường gặp ở bệnh nhân mắc COVID-19.


Vắc xin


Điểm giống nhau :Hiện cả 2 bệnh này đã đều có vacxin phòng ngừa.
Điểm khác nhau: Vaccin phòng COVID-19 hiện nay vẫn đang được nghiên cứu.cải thiện và phân phát đến từ quốc gia.

Trên đây là những thông tin chi tiết về bệnh COVID-19 và những điểm giống và khác nhau của COVID-19 so với  cúm mùa. Để cập nhập thêm nhiều thông tin hữu ích khác thì bạn đọc có thể theo dõi trang Melinka hằng ngày nhé!
 
 



Bài viết LIÊN QUAN

Xem thêm
BÀI 5: VỆ SINH TAY LÀ GÌ? TẠI SAO PHẢI VỆ SINH TAY?

BÀI 5: VỆ SINH TAY LÀ GÌ? TẠI SAO PHẢI VỆ SINH TAY?

Giữ tay sạch sẽ là một trong những bước quan trọng nhất mà chúng ta có thể chủ động thực hiện để tránh nhiều bệnh lây truyền và hạn chế lây nhiễm vi trùng cho người khác. Chắc hẳn nhiều bạn sẽ thắc mắc vì sao phải rửa tay và lý giải khoa học nào cho việc rửa tay để phòng dịch bệnh?

BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC LÃO HÓA DA Ở PHỤ NỮ TIỀN MÃN KINH

BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC LÃO HÓA DA Ở PHỤ NỮ TIỀN MÃN KINH

Rất nhiều chị em mong muốn tìm cách cải thiện tình trạng lão hóa da sớm. Đối với phụ nữ, làn da đóng vai trò rất quan trọng. Do đó, uống gì để đẹp da chống lão hóa hay tìm kiếm các thực phẩm chống lão hóa da hay tìm các biện pháp chống lão hóa da rất quan trọng.

ESTROGEN VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ LÀ GÌ?

ESTROGEN VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ LÀ GÌ?

Estrogen là nội tiết tố đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì vẻ đẹp của người phụ nữ. Việc suy giảm lượng hormone này có thể gây ra các vấn đề sức khỏe, sắc đẹp và sinh lý.

MÃN KINH SỚM - VẤN ĐỀ LO NGẠI CỦA PHỤ NỮ TRẺ

MÃN KINH SỚM - VẤN ĐỀ LO NGẠI CỦA PHỤ NỮ TRẺ

Phụ nữ trẻ có dấu hiệu mãn kinh sớm không những phải đối mặt với những khó khăn trong cuộc sống, khả năng sinh nở mà ngay cả hạnh phúc gia đình cũng khó giữ.