CÔNG TY CỔ PHẦN LIÊN KẾT THIẾT BỊ Y TẾ MELINKA GROUP

Nguy cơ đông máu khiến biến thể Delta càng trở nên nguy hiểm

27/08/2021
Biến chứng huyết khối do virus Sars- Cov 2 gây ra là một trong những nguyên nhân hàng đầu làm tăng nguy cơ tử vong ở bệnh nhân mắc covid 19.

Biến thể Delta nguy hiểm như thế nào?

Một nghiên cứu gần đây của cơ quan Kiểm soát và phòng dịch bệnh của Hàn Quốc cho thấy những người mắc phải biến thể Delta có lượng virus cao gấp 300 lần so với biến chủng ban đầu. Số lượng virus tăng nhanh làm gia tăng mức độ nguy hiểm đối với người bệnh.

Theo các nghiên cứu trước đây cũng đã ghi nhận biến thể Delta có tốc độ lây nhiễm nhanh hơn gấp 1,6 lần so với biến thể Alpha và gấp 2 lần so với chủng gốc. Đồng thời, biến chủng này còn  có thời gian ủ bệnh ngắn chỉ khoảng 2-4 ngày. Trong khi đó, các biến thể khác phải từ 5-7 ngày.

Hiện nay, biến thể Delta được coi là nguyên nhân hàng đầu gây lây lan dịch bệnh nhanh tại các nước châu Á và là mối đe dọa lớn nhất đối với nỗ lực ngăn chặn đại dịch tại nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam.

Biến thể Delta không những có mức độ lây lan nhanh mà làm suy giảm hệ miễn dịch, tăng nguy cơ huyết khối. Vì vậy, làm tăng nguy cơ tử vong nhanh ở người bệnh COVID-19.

Sự nguy hiểm của cục máu đông

GS. TS. Nguyễn Gia Bình Chủ tịch Hội Hồi sức Cấp cứu và Chống độc Việt Nam cho biết: Sự hình thành huyết khối của người bệnh COVID-19 xảy ra theo 2 cơ chế:

- Cơ chế 1: Bình thường máu ở trong lòng mạch ở trạng thái lỏng nhưng dưới sự kích hoạt các chất gây viêm sẽ làm phát động quá trình đông máu trong lòng mạch.

- Cơ chế 2: Virus tấn công các tế bào nội mô gây mất chất chống đông và mất lớp bảo vệ. Do đó, sự xuất hiện giữa phản ứng viêm và cơ chế đông máu của tế bào nội mô làm hình thành các cục huyết khối.

Các cục máu đông lớn dần lên khi di chuyển trong lòng mạch có thể bị tắc nghẽn, khiến máu không thể lưu thông được, gây ra những biến chứng nguy hiểm. Thậm chí có thể cướp đi tính mạng của người bệnh bất cứ lúc nào mà không hề báo trước.

Các cục máu đông có thể hình thành từ các tĩnh mạch sâu (chi dưới, ổ bụng) di chuyển đến phổi gây nhồi máu phổi. Trường hợp khác là huyết khối hình thành ngay tại động mạch, tĩnh mạch hoặc mao mạch phổi sẽ ngăn cản quá trình máu lưu thông và trao đổi oxy giữa nhu mô. Đièu này gây ra tình trạng thiếu oxy trong máu, phù phổi, chảy máu.

Các cục huyết khối hình thành tại tĩnh mạch phổi di chuyển đến các động mạch gây nhồi máu nhiều nơi như não, mắt, tim,...có thể gây tử vong sớm hoặc để lại di chứng nặng nề.

Nhiều nghiên cứu trên thế giới cho thấy, đông máu là nguyên nhân chính  khiến cơ thể bệnh nhân mắc Covid bị kiệt sức nhanh chóng và gây mất oxy trong máu nghiêm trọng, dẫn đến tử vong.

Sự xuất hiện các cục huyết khối là biến chứng nghiêm trọng không thể coi thường đối với bệnh nhân nhiễm COVID-19. Một số nghiên cứu ở Anh cho thấy người mắc virus Sars- Cov 2 có nguy cơ hình thành cục máu đông cao gấp 100 lần người bình thường. Đặc biệt là ở những người có yếu tố nguy cơ như người cao tuổi, thừa cân,béo phì, người có hệ miễn dịch kém. Vậy nên, trong phác đồ điều trị cho những bệnh nhân mắc COVID-19, thường có thêm thuốc chống đông máu.

Tiêm vaccine để phòng ngừa lây nhiễm bệnh

Biến thể Delta không chỉ nguy hiểm đối với người cao tuổi và người có bệnh nền, mà còn làm tăng tỷ lệ mắc và tử vong ở những người trẻ, đặc biệt là ở các quốc gia có tỷ lệ tiêm chủng thấp.

Chính vì vậy, việc tiêm phòng vaccine COVID-19 là bước đầu tiên để bảo vệ khỏi lây nhiễm. Các loại vaccine được Tổ chức y tế thế giới WHO đều có khả năng bảo vệ, ngăn chặn bệnh diễn biến nặng và tử vong do biến thể Delta

Theo các nghiên cứu hiện nay, những người tiêm vacxin nếu mắc covid-19 chỉ có triệu chứng nhẹ hoặc không có biểu hiện bệnh. Do đó, dự phòng bằng vaccine là biện pháp miễn dịch chủ động, mỗi người dân hãy tiêm bất kể vaccine phòng COVID-19 nào khi mình đến lượt.


 



Bài viết LIÊN QUAN

Xem thêm
BÀI 5: VỆ SINH TAY LÀ GÌ? TẠI SAO PHẢI VỆ SINH TAY?

BÀI 5: VỆ SINH TAY LÀ GÌ? TẠI SAO PHẢI VỆ SINH TAY?

Giữ tay sạch sẽ là một trong những bước quan trọng nhất mà chúng ta có thể chủ động thực hiện để tránh nhiều bệnh lây truyền và hạn chế lây nhiễm vi trùng cho người khác. Chắc hẳn nhiều bạn sẽ thắc mắc vì sao phải rửa tay và lý giải khoa học nào cho việc rửa tay để phòng dịch bệnh?

BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC LÃO HÓA DA Ở PHỤ NỮ TIỀN MÃN KINH

BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC LÃO HÓA DA Ở PHỤ NỮ TIỀN MÃN KINH

Rất nhiều chị em mong muốn tìm cách cải thiện tình trạng lão hóa da sớm. Đối với phụ nữ, làn da đóng vai trò rất quan trọng. Do đó, uống gì để đẹp da chống lão hóa hay tìm kiếm các thực phẩm chống lão hóa da hay tìm các biện pháp chống lão hóa da rất quan trọng.

ESTROGEN VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ LÀ GÌ?

ESTROGEN VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ LÀ GÌ?

Estrogen là nội tiết tố đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì vẻ đẹp của người phụ nữ. Việc suy giảm lượng hormone này có thể gây ra các vấn đề sức khỏe, sắc đẹp và sinh lý.

MÃN KINH SỚM - VẤN ĐỀ LO NGẠI CỦA PHỤ NỮ TRẺ

MÃN KINH SỚM - VẤN ĐỀ LO NGẠI CỦA PHỤ NỮ TRẺ

Phụ nữ trẻ có dấu hiệu mãn kinh sớm không những phải đối mặt với những khó khăn trong cuộc sống, khả năng sinh nở mà ngay cả hạnh phúc gia đình cũng khó giữ.