CÔNG TY CỔ PHẦN LIÊN KẾT THIẾT BỊ Y TẾ MELINKA GROUP

NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ ĐAU VAI GÁY

08/09/2022
Bệnh đau mỏi cổ, vai gáy khá phổ biến và xuất hiện ở nhiều độ tuổi khác nhau. Những cơn đau ở vùng cổ, vai gáy gây ra nhiều khó khăn và bất tiện trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp được thắc mắc trên.

1. Đau vai gáy là gì?
Đau vai gáy là tình trạng cơ vùng vai gáy co cứng, gây đau đớn và hạn chế vận động khi quay cổ hay quay đầu. Không chỉ khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi, khó chịu mà đau cổ vai gáy cảnh báo nhiều bệnh xương khớp nguy hiểm như thoái hóa đốt sống cổ, thoát vị đĩa đệm cổ, gai cột sống… gây chèn ép rễ thần kinh cột sống.

 

Theo thói quen thông thường, người bệnh đau vai gáy sử dụng thuốc giảm đau, nhằm cắt đứt cơn đau nhanh chóng. Nhiều trường hợp, người bệnh tìm đến bác sĩ sau khi bị phù nề, viêm loét dạ dày, thậm chí lờn thuốc do đã uống thuốc hàng tháng trời. Vì vậy, để quá trình điều trị đạt hiệu quả cao, người bệnh cần được chẩn đoán chính xác nguyên nhân và chữa đau vai gáy đúng cách.

2. Triệu chứng đau mỏi cổ vai gáy thường gặp
Các cơn đau mỏi vai gáy có thể được nhận biết dựa trên những triệu chứng sau:

  • Cơn đau thường xuất hiện sau khi ngủ dậy hoặc sau khi làm việc nặng, ngồi quá lâu trên bàn làm việc với cùng 1 tư thế.
  • Mức độ đau sẽ càng tăng khi người bệnh đi đứng, ngồi lâu, ho, hắt hơi, vận động cổ hay khi thời tiết thay đổi.
  • Khi nghỉ ngơi thì cơn đau sẽ giảm xuống.
  • Cơn đau từ bả vai lan xuống cánh tay (một hoặc hai bên) khiến vai và tay luôn bị tê mỏi, nặng nề, khó vận động.
  • Khi sờ vào vùng bả vai, cánh tay sẽ thấy tê cứng (biểu hiện của tăng cảm giác).
  • Đôi khi chỉ đi lại nhẹ nhàng cũng làm vùng cổ, vai gáy đau.
  • Nằm ngủ nghiêng về một bên sẽ gây đau.

Tùy trường hợp, người bệnh có thể xuất hiện thêm các triệu chứng chóng mặt, ù tai, hoa mắt…
3. Nguyên nhân đau cổ vai gáy
Nguyên nhân gây nên đau mỏi cổ, vai gáy được chia ra thành 3 nhóm: nguyên nhân cơ học, nguyên nhân bệnh lý và nguyên nhân khác.

 

 

  

Nguyên nhân cơ học

  • Sinh hoạt sai tư thế: Ngồi làm việc trước màn hình máy tính quá lâu, cúi gập cổ trong trong gian dài, dựa đầu vào ghế, nằm nghiêng và co quắp… có thể ảnh hưởng đến quá trình cung cấp oxy và máu cho các cơ vùng cổ vai gáy, từ đó dẫn tới đau nhức và cứng các vị trí trên.
  • Thói quen sinh hoạt không tốt: Ngồi lâu trước quạt, máy lạnh; thói quen tắm đêm; dầm mưa dãi nắng thường xuyên sẽ làm rối loạn hệ thần kinh điều khiển cảm giác và hoạt động của các bó cơ vùng vai gáy.
  • Tập luyện quá sức: Nếu bạn tập luyện với cường độ cao, có tư thế tập không đúng hay không khởi động trước khi tập sẽ làm mỏi phần vai gáy, lâu dần gây nên những cơn đau.
  • Đặc thù công việc: Những công việc phải ngồi hoặc đứng quá lâu khiến máu khó lưu thông tại vùng cổ, bả vai và dẫn đến đau mỏi.
  • Chấn thương mô mềm: Đau vai gáy có thể xuất phát từ tình trạng tổn thương mô mềm. Mô mềm bao gồm cơ, gân và dây chằng. Khi chấn thương mô mềm xảy ra, có thể dẫn tới nhiều cơn đau nhức, bao gồm cứng cổ, đau đầu và co thắt cơ bắp.
  • Chấn thương cổ đột ngột (Whiplash): Đây là hiện tượng rách cơ, gân và dây chằng ở cổ do cử động cổ đột ngột. Các triệu chứng đặc trưng bao gồm đau và cứng cổ, đau đầu, chóng mặt hoặc mờ mắt.

Nguyên nhân bệnh lý
Đau vai gáy có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý tiềm ẩn trong cơ thể, phổ biến như:

  • Rối loạn chức năng thần kinh: Các dây thần kinh vùng vai gáy bị kéo giãn, hoặc kéo căng quá mức có thể gây ra sự rối loạn chức năng dây thần kinh khu vực này. Đây cũng là nguyên nhân thường gặp gây ra các cơn đau mỏi vai gáy.
  • Thoái hóa cột sống cổ: Các gai xương xuất hiện trên cột sống cổ gây chèn ép dây thần kinh điều khiển cảm nhận phần cổ, vai, gáy. Người bệnh sẽ cảm thấy đau mỏi, cứng cổ khi mới ngủ dậy. Đối tượng dễ mắc bệnh này là nhóm độ tuổi trên 40.
  • Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ: Các bao xơ đĩa đệm ở cột sống cổ yếu đi khiến nhân nhầy thoát ra ngoài, đĩa đệm bị lệch ra khỏi vị trí trên đốt sống, chèn ép rễ thần kinh xung quanh gây đau mỏi vai gáy.
  • Vôi hóa cột sống: Canxi đọng lại ở thân đốt sống khiến cột sống bị vôi hóa, tạo nên những gai xương. Các gai xương này sẽ chèn ép rễ thần kinh ống sống, gây nên đau cổ vai gáy.
  • Viêm bao khớp vai: Do chấn thương hoặc tai nạn, khớp vai có thể bị viêm gây đau và hạn chế vận động vùng cổ và vai.
  • Rối loạn khớp bả vai lồng ngực: Ngồi lâu một chỗ với tư thế sao khiến căng cơ bả vai và rút cơ lồng ngực quá mức gây nên đau vai cổ gáy.
  • Đau thắt ngực ổn định (Stable Angina): Đau vai gáy, cổ, lưng hoặc hàm là một trong những triệu chứng của đau thắt ngực ổn định, xảy ra do động mạch vành bị thu hẹp, không thể đáp ứng nhu cầu oxy trong máu.
  • Đau vai gáy kèm theo đau đầu: Đây là một loại đau đầu do cơ siết chặt ở vùng sau cổ, đồng thời cổ bị sai trật, đôi lúc, cho cảm giác tương tự như đau nửa đầu. Các triệu chứng thường gặp bao gồm: đau ở một bên đầu hoặc một bên khuôn mặt; đau nhức quanh mắt; cứng cổ vai gáy và đau đầu sau khi cử động cổ nhất định.
  • Ung thư: Một số trường hợp, đau cổ vai gáy dai dẳng là triệu chứng của ung thư đầu hoặc cổ. Khoảng 75% ung thư đầu và cổ xảy ra, do lạm dụng quá nhiều rượu bia và thuốc lá. Ngoài ra, đau vai gáy còn cảnh báo dấu hiệu mắc bệnh ung thư phổi

Nguyên nhân đau vai gáy khác

  • Tuổi tác: Càng lớn tuổi thì cơ thể càng lão hóa nhanh hơn. Trong đó, các cơ quan, hệ xương khớp cũng bị thoái hóa dần và suy giảm chức năng. Chính vì thế là tỉ lệ người cao tuổi mắc các bệnh về vai gáy sẽ cao hơn so với những người trẻ tuổi.
  • Thời tiết: Mỗi khi chuyển mùa, đặc biệt là khi trời lạnh thì vai gáy sẽ trở nên đau hơn do áp suất không khí giảm khiến các mạch máu bị co lại, khả năng vận chuyển oxy và máu giảm đi.
  • Nhiễm lạnh: Cơ thể nhiễm lạnh làm tổn thương dây thần kinh và gây đau mỏi vai gáy.
  • Chế độ ăn uống thiếu chất: Thiếu hụt vitamin, khoáng chất làm cho dây thần kinh ngoại vi yếu đi và gây đau cổ vai gáy.

4. Bị đau mỏi cổ vai gáy phải làm sao?
Để chứng đau cổ vai gáy sớm thuyên giảm, bạn cần đi gặp bác sĩ sớm để xác định nguyên nhân và có cách điều trị phù hợp. Dưới đây là một số phương pháp thường gặp:

 

  • Giảm đau tại nhà: Chườm túi gel lạnh hoặc đá lạnh quấn trong khăn mềm lên vùng vai gáy trong 3 ngày đầu tiên khi cơn đau khởi phát. Mỗi lần chườm tối đa 20 phút, 5 lần mỗi ngày. Điều này giúp giảm sưng và cứng cổ. Ngoài ra, bạn có thể chườm ấm vùng cổ vai bằng miếng đệm nóng hoặc xoa bóp vai gáy nhẹ nhàng để tăng lưu thông máu, giúp cơ được thư giãn.
  • Dùng thuốc: Nếu đau vai gáy kéo dài, không thuyên giảm, bác sĩ có thể chỉ định bạn sử dụng một số thuốc để giảm đau nhanh hơn, điển hình như thuốc Paracetamol, thuốc kháng viêm không Steroid, thuốc giãn cơ, miếng dán Salonpas. Khi uống thuốc cần lưu ý tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không lạm dụng hoặc tự ý thay đổi liều lượng vì có thể gây ra tác dụng phụ nguy hiểm, ảnh hưởng tới dạ dày, gan và thận.
  • Phẫu thuật: Nhiều người có xu hướng phẫu thuật khi dùng thuốc không còn tác dụng giảm đau. Song, tùy vào từng tình trạng mà bác sĩ cân nhắc có nên phẫu thuật hay không. Đặc biệt, sau khi phẫu thuật, bạn cần phải chăm sóc sức khỏe cẩn thận, để không làm tổn thương vùng vai gáy.
  • Vật lý trị liệu: Vật lý trị liệu với bệnh đau vai gáy ở mức độ cấp tính sẽ thấy được hiệu quả. Tùy vào tình trạng bệnh mà bác sĩ lựa chọn các bài tập và loại thiết bị hỗ trợ phù hợp.


Bài viết LIÊN QUAN

Xem thêm
BÀI 5: VỆ SINH TAY LÀ GÌ? TẠI SAO PHẢI VỆ SINH TAY?

BÀI 5: VỆ SINH TAY LÀ GÌ? TẠI SAO PHẢI VỆ SINH TAY?

Giữ tay sạch sẽ là một trong những bước quan trọng nhất mà chúng ta có thể chủ động thực hiện để tránh nhiều bệnh lây truyền và hạn chế lây nhiễm vi trùng cho người khác. Chắc hẳn nhiều bạn sẽ thắc mắc vì sao phải rửa tay và lý giải khoa học nào cho việc rửa tay để phòng dịch bệnh?

BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC LÃO HÓA DA Ở PHỤ NỮ TIỀN MÃN KINH

BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC LÃO HÓA DA Ở PHỤ NỮ TIỀN MÃN KINH

Rất nhiều chị em mong muốn tìm cách cải thiện tình trạng lão hóa da sớm. Đối với phụ nữ, làn da đóng vai trò rất quan trọng. Do đó, uống gì để đẹp da chống lão hóa hay tìm kiếm các thực phẩm chống lão hóa da hay tìm các biện pháp chống lão hóa da rất quan trọng.

ESTROGEN VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ LÀ GÌ?

ESTROGEN VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ LÀ GÌ?

Estrogen là nội tiết tố đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì vẻ đẹp của người phụ nữ. Việc suy giảm lượng hormone này có thể gây ra các vấn đề sức khỏe, sắc đẹp và sinh lý.

MÃN KINH SỚM - VẤN ĐỀ LO NGẠI CỦA PHỤ NỮ TRẺ

MÃN KINH SỚM - VẤN ĐỀ LO NGẠI CỦA PHỤ NỮ TRẺ

Phụ nữ trẻ có dấu hiệu mãn kinh sớm không những phải đối mặt với những khó khăn trong cuộc sống, khả năng sinh nở mà ngay cả hạnh phúc gia đình cũng khó giữ.