Bệnh gout là một loại viêm khớp, thường gặp ở nam giới độ tuổi trung niên. Căn bệnh này cũng có thể gặp ở nữ giới nhưng ít khi xảy ra.
Nguyên nhân gây lên bệnh gout là do axit uric không được đào thải ra khỏi cơ thể, tích tụ lại trong máu tạo thành các tinh thể lắng đọng bao quanh các khớp. Vì vậy, những người mắc bệnh gout, các khớp sẽ sưng đỏ và đau. Các tinh thể axit uric thường tập trung nhiều nhất ở khớp ngón chân cái hoặc các khớp ngón tay.
Gout là căn bệnh mãn tính gây đau, khó chịu khiến cho người bệnh bị stress, mất ngủ trong thời gian dài. Tuy nhiên, căn bệnh này vẫn có thể chữa trị và phòng tránh tái phát dễ dàng.
Bệnh gout tiến triển theo 3 giai đoạn, các dấu hiệu khá dễ nhận biết nếu bạn chú ý một chút là có thể phát hiện ra:
Giai đoạn đầu
Bệnh tiến triển khá là chậm, các triệu chứng chưa biểu hiện rõ ra bên ngoài và thường kéo dài từ 1-3 tháng. Bạn chỉ có thể phát hiện bệnh thông qua việc thăm khám định kỳ hoặc tình cờ làm xét nghiệm.
Giai đoạn cấp tính
Giai đoạn này các triệu chứng của bệnh đã biểu hiện ra ngoài, các khớp ngón tay, ngón chân xảy ra tình trạng đau nhức. Đặc biệt là vào ban đêm, cơn đau sẽ tăng lên theo cấp độ. Kèm theo đó là triệu chứng tê buốt vật vã khiến người bệnh đứng ngồi không yên.
Ngoài ra, có một số người còn có triệu chứng sốt nhẹ, mệt mỏi, rối loạn tiêu hóa, tiểu tiện khó.
Tại các khớp có nổi lên các cục u, gọi là cục tophi nhưng chỉ xuất hiện 3-5 ngày sau đó sẽ bớt sưng và giảm dần.
Giai đoạn mãn tính
Xảy ra những cơn gout cấp tái phát nhiều lần. Khi bệnh kéo dài từ 1-3 năm được gọi là gout mãn tính. Lúc này các triệu chứng bệnh thường khá nghiêm trọng, có ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống người bệnh.
Bạn sẽ bị đau 1 cách dữ dội tại các khớp và cơn đau này thường kéo dài dai dẳng trong nhiều tuần hoặc nhiều tháng.
Khi cơn đau đầu tiên qua đi, lớp da xung quanh các khớp bị viêm sẽ bong tróc, ngứa và mỏng dần. Chính vì thế ta có thể dễ dàng quan sát được các hạt tinh thể axit uric kết tinh tại các khớp.
Nếu người bệnh bị viêm khớp sưng đỏ, kèm theo tình trạng sưng túi dịch đệm ở khủy tay, đầu gối, phù khớp thì bạn hết sức lưu ý vì đây là triệu chứng nguy hiểm của bệnh gout.
Bệnh gout ở giai đoạn mãn tính nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm khiến các khớp bị tổn thương nghiêm trọng và làm ảnh hưởng tới khả năng vận động của người bệnh.
Để làm giảm tiến trình của bệnh, bạn nên thực hiện theo những thói quen sinh hoạt dưới đây:
Tuân thủ theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, không được tự ý dùng thuốc hay bỏ thuốc mà bác sĩ đã kê đơn.
Tái khám theo lịch hẹn để kiểm soát tình trạng bệnh.
Rèn luyện sức khỏe, tập thể dục thể thao phù hợp với thể trạng của mình.
Duy trì mức cân nặng thích hợp.
Đặc biệt, bạn cần phải xây dựng và thiết lập chế độ ăn uống khoa học:
Bạn hãy tuân thủ theo những lời jkhuyên trên để có thể phòng ngừa và bảo vệ sức khỏe của bản thân mình tốt nhất nhé.
Giữ tay sạch sẽ là một trong những bước quan trọng nhất mà chúng ta có thể chủ động thực hiện để tránh nhiều bệnh lây truyền và hạn chế lây nhiễm vi trùng cho người khác. Chắc hẳn nhiều bạn sẽ thắc mắc vì sao phải rửa tay và lý giải khoa học nào cho việc rửa tay để phòng dịch bệnh?
Rất nhiều chị em mong muốn tìm cách cải thiện tình trạng lão hóa da sớm. Đối với phụ nữ, làn da đóng vai trò rất quan trọng. Do đó, uống gì để đẹp da chống lão hóa hay tìm kiếm các thực phẩm chống lão hóa da hay tìm các biện pháp chống lão hóa da rất quan trọng.
Estrogen là nội tiết tố đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì vẻ đẹp của người phụ nữ. Việc suy giảm lượng hormone này có thể gây ra các vấn đề sức khỏe, sắc đẹp và sinh lý.
Phụ nữ trẻ có dấu hiệu mãn kinh sớm không những phải đối mặt với những khó khăn trong cuộc sống, khả năng sinh nở mà ngay cả hạnh phúc gia đình cũng khó giữ.