CÔNG TY CỔ PHẦN LIÊN KẾT THIẾT BỊ Y TẾ MELINKA GROUP

Quá trình liền vết thương diễn ra như thế nào?

22/11/2021
Quá trình tự liền vết thương là khả năng tuyệt vời mà con người có được. Vậy bạn đã biết quá trình liền vết thương diễn ra như thế nào chưa? Hãy cùng Melinka tìm hiểu về quá trình thú vị này nhé!

Quá trình liền vết thương - 4 giai đoạn chữa lành vết thương

Quá trình chữa lành vết thương diễn ra một cách có tổ chức và tuân theo 4 quá trình. Đó là cầm máu, tiêu viêm, tăng sinh và tái tạo. Mặc dù các giai đoạn này diễn ra nối tiếp nhau. Tuy nhiên vết thương có thể tiến triển tốt hay xấu phụ thuộc vào tình trạng bên trong và bên ngoài của bệnh nhân. Hay nói cách khác, không phải vết thương nào cũng có thể liền lại theo đúng quy trình, mà có thể trở nên xấu đi. 

Giai đoạn cầm máu

Cầm máu là quá trình mà vết thương được đóng lại bằng cách đông máu. Quá trình cầm máu bắt đầu khi máu bị rò rỉ ra khỏi mạch. 
Bước đầu tiên của quá trình cầm máu là là sự co lại của mạch để hạn chế mất máu. Tiếp đó, các tiểu cầu được huy động dính với nhau để bịt kín vết vỡ thành mạch máu. Cuối cùng, quá trình đông máu xảy ra và củng cố nút thắt tiểu cầu bằng các sợi fibrin giống như một chất liên kết phân tử. 

Giai đoạn cầm máu làm lành vết thương diễn ra rất nhanh. Vài giây sau khi biểu mô bị vỡ, tiểu cầu đã được huy động để dính vào. Ngay sau đó, các sợi fibrin bắt đầu kết dính trong khoảng 60 giây. Khi lưới fibrin bắt đầu tạo thành, máu được chuyển từ dạng lỏng sang dạng gel thông qua chất tạo đông và giải phóng prothrombin. Sự hình thành huyết khối hoặc cục máu đông giữ các tiểu cầu và tế bào máu trong khu vực vết thương. 

Huyết khối là phần quan trọng trong giai đoạn chữa lành vết thương. Nhưng nếu chúng tách ra khỏi thành mạch và đi vào hệ tuần hoàn có thể gây ra đột quỵ, tắc phổi hoặc đau tim. 

Giai đoạn viêm

Viêm là giai đoạn thứ hai của quá trình liền vết thương. Sau khi máu ngừng chảy, cá tiểu cầu tiểu cầu sẽ tiết ra chất hóa học kích thích phản ứng viêm diễn ra. Biểu hiện bên ngoài của phản ứng này là sự sưng, nóng đỏ, đau xung quanh vết thương.

Các tế bào bạch cầu sẽ tập kết tại hiện trường diễn ra phản ứng viêm. Tại đây, chúng sẽ làm sạch vết thương bằng cách bắt giữ và tiêu diệt vi khuẩn.

Viêm là một phần tự nhiên của quá trình liền vết thương. Nhờ có giai đoạn viêm mà cơ thể tránh được sự xâm nhập gây hại từ vi khuẩn, tránh sự nhiễm trùng vết thương.

Giai đoạn tăng sinh

Giai đoạn tăng sinh của quá trình liền vết thương là khi vết thương được xây dựng lại từ các tế bào mô mới. Những tế bào này được tạo thành từ collagen và chất nền ngoại bào. Trong giai đoạn tăng sinh, vết thương bắt đầu co lại khi các mô mới được xây dựng. Ngoài ra, một mạng lưới mạch máu mới phải được xây dựng để các mô hạt (mô và mạch máu mới hình thành trên vết thương) có thể khỏe mạnh và nhận đủ oxy và chất dinh dưỡng. 

Nguyên bào sợi bám chặt ở mép vết thương và kéo chúng co lại theo cơ chế co ở tế bào cơ trơn. Nhờ đó miệng vết thương được bịt kín lại. Mô hạt trong giai đoạn tăng sinh sẽ có màu hồng hoặc đỏ và kết cấu không đồng đều. Bên cạnh đó, mô hạt lành không dễ bị chảy máu. Mô hạt sẫm màu có thể là dấu hiệu của sự nhiễm trùng, tưới máu kém hoặc thiếu máu cục bộ. 

Điều quan trọng cần nhớ là quá trình biểu mô hóa diễn ra nhanh hơn khi vết thương được giữ ẩm và ngậm nước. Đó là lý do tại sao cần quấn băng gạc trong vòng 48 giờ sau khi bị thương. Biện pháp sơ cứu không chỉ giúp bảo vệ vết thương khỏi ma sát mà còn giúp duy trì độ ẩm thích hợp cho mô để tối ưu hóa quá trình biểu mô hóa.

Giai đoạn tái tạo (trưởng thành)

Giai đoạn tái tạo hay còn được gọi là giai đoạn trưởng thành của vết thương. Giai đoạn tái tạo xảy ra khi collagen loại III ở được chuyển thành collagen loại I (cấu tạo từ các sợi dày đặc) hình thành lên mô liên kết, giúp vết thương đóng lại hoàn toàn. 

Trong giai đoạn tăng sinh, collagen trong tế bào mới khiến vết thương dày lên. Còn trong giai đoạn tái tạo, collagen được sắp xếp theo đường căng thẳng và nước được tái hấp thu để các sợi collagen có thể nằm gần nhau hơn, hình thành liên kết chéo. Liên kết chéo của collagen làm giảm độ dày của sẹo và cũng làm cho vùng da của vết thương khỏe hơn. 

Quá trình liền vết thương diễn ra phức tạp. Chăm sóc vết thương cẩn thận có thể đẩy nhanh giai đoạn liền vết thương.

Vết thương bao lâu thì liền?

Vết thương bao lâu thì liền phụ thuộc vào mức độ sâu, độ rộng của vết cắt. Có thể mất đến một vài năm để vết thương được chữa lành hoàn toàn. Vết thương hở có thể mất nhiều thời gian để chữa lành hơn một vết thương kín.

Theo Johns Hopkins Medicine, thông thường các vết thương sẽ được chữa lành sau 3 tháng. Vết cắt lớn hoặc sâu sẽ nhanh lành nếu được khẩu lại.Đây là lý do tại sao vết thương phẫu thuật thường mau lành hơn các loại vết thương khác. 

Theo St. Joseph's Healthcare Hamilton, các vết cắt phẫu thuật thường thường chỉ mất từ 6 đến 8 tuần để chữa lành. Tuy nhiên, những vết thương này thường dễ để lại sẹo.

Chăm sóc vết thương tốt như che chắn vết thương, giữ ẩm đúng cách, thay băng gạc thường xuyên giúp vết thương sạch hơn, qua đó cũng nhanh lành hơn. 

Trên đây là thông tin về 4 giai đoạn tạo nên quá trình liền vết thương. Hy vọng bài viết đem tới cho bạn những thông tin hữu ích về quá trình diệu kỳ này.
 



Bài viết LIÊN QUAN

Xem thêm
BÀI 5: VỆ SINH TAY LÀ GÌ? TẠI SAO PHẢI VỆ SINH TAY?

BÀI 5: VỆ SINH TAY LÀ GÌ? TẠI SAO PHẢI VỆ SINH TAY?

Giữ tay sạch sẽ là một trong những bước quan trọng nhất mà chúng ta có thể chủ động thực hiện để tránh nhiều bệnh lây truyền và hạn chế lây nhiễm vi trùng cho người khác. Chắc hẳn nhiều bạn sẽ thắc mắc vì sao phải rửa tay và lý giải khoa học nào cho việc rửa tay để phòng dịch bệnh?

BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC LÃO HÓA DA Ở PHỤ NỮ TIỀN MÃN KINH

BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC LÃO HÓA DA Ở PHỤ NỮ TIỀN MÃN KINH

Rất nhiều chị em mong muốn tìm cách cải thiện tình trạng lão hóa da sớm. Đối với phụ nữ, làn da đóng vai trò rất quan trọng. Do đó, uống gì để đẹp da chống lão hóa hay tìm kiếm các thực phẩm chống lão hóa da hay tìm các biện pháp chống lão hóa da rất quan trọng.

ESTROGEN VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ LÀ GÌ?

ESTROGEN VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ LÀ GÌ?

Estrogen là nội tiết tố đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì vẻ đẹp của người phụ nữ. Việc suy giảm lượng hormone này có thể gây ra các vấn đề sức khỏe, sắc đẹp và sinh lý.

MÃN KINH SỚM - VẤN ĐỀ LO NGẠI CỦA PHỤ NỮ TRẺ

MÃN KINH SỚM - VẤN ĐỀ LO NGẠI CỦA PHỤ NỮ TRẺ

Phụ nữ trẻ có dấu hiệu mãn kinh sớm không những phải đối mặt với những khó khăn trong cuộc sống, khả năng sinh nở mà ngay cả hạnh phúc gia đình cũng khó giữ.