Bệnh nhân bị viêm phổi thường có xuất hiện các triệu chứng sốt, khó thở làm tiêu hao năng lực cơ thể. Bởi vậy phổi cần được tăng cường dưỡng chất để nhanh bình phục. Nếu không được bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, người viêm phổi, đặc biệt là trẻ em có thể xuất hiện các triệu chứng ăn uống kém, thiếu chất, sụt cân có thể gặp các triệu chứng trầm trọng hơn.
Do vậy, bên cạnh việc dùng thuốc thì chế độ ăn uống cũng rất quan trọng. Một chế độ dinh dưỡng tốt sẽ giúp tăng hiệu quả điều trị bằng thuốc, giảm nguy cơ biến chứng, đặc biệt giúp người bệnh mau phục hồi hơn.
Dưới đây là chế độ dinh dưỡng mà các chuyên gia khuyên người bệnh mắc covid bổ sung.
Vitamin A có vai trò quan trọng trong việc giúp cơ thể chống lại các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc virus gây ra, đặc biệt là bệnh viêm phổi. Nhờ có vitamin A mà niêm mạc đường hô hấp của bạn được bảo vệ toàn vẹn.
Bệnh nhân bị viêm phổi có thể lựa chọn bổ sung vitamin A thông qua các loại rau xanh như rau muống, rau xà lách, rau dền; các loại củ quả có màu vàng đỏ như gấc, hồng, xoài. Vì vitamin A là vitamin tan trong dầu nên khi chế biến thực phẩm có thể cho thêm một ít dầu thực vật để tăng khả năng hấp thu vitamin A.
Protein còn được biết đến với cái tên chất đạm - một thành phần không thể thiếu trong cơ thể. Nếu như không cung cấp đủ protein, cơ thể dễ bị suy dinh dưỡng, giảm sức đề kháng.
Người bệnh có thể lựa chọn các thực phẩm giàu protein để bổ sung như thịt, trứng, sữa, các loại đậu… Nên lựa chọn các loại thịt giàu protein nhưng ít chất béo động vật như thịt trắng bỏ da. Hạn chế ăn các loại thịt đỏ như thịt bò vì có thể làm tình trạng viêm trầm trọng hơn.
Bệnh nhân viêm phổi cần thực hiện bổ sung nhiều nước và ăn các thức ăn lỏng, nhẹ như cháo, súp để dễ tiêu. Việc cung cấp đủ nước giúp làm loãng đờm, dịu họng, giúp người bệnh dễ khạc bỏ đờm. Nhu cầu nước cho cơ thể vào khoảng 2 lít mỗi ngày (bao gồm cả các loại nước trong trái cây, sữa, nước lọc…). Với người bệnh đang trong tình trạng sốt cao thì cần uống thêm oresol để bù nước và điện giải.
Người bệnh viêm phổi cần hạn chế ăn các loại thức ăn chiên xào hoặc nướng chứa nhiều dầu mỡ vì dễ gây đầy bụng, khó tiêu. Nên lựa chọn thực phẩm tươi, tránh các loại thực phẩm chế biến sẵn như thịt nguội, thịt xông khói, xúc xích hoặc các loại thực phẩm chứa nhiều đường.
Khi bị viêm phổi cần kiêng đồ ăn lạnh, tránh uống rượu bia và không được hút thuốc lá.
Để tránh bị sặc, người bệnh không nên nằm ăn. Với người bệnh đang khó nuối hoặc cảm thấy chán ăn thì nên chế biến thức ăn thành từng phần nhỏ. Khi uống nước, không dùng ống hút mà nên sử dụng các loại cốc.
Với trẻ nhỏ viêm phổi, khi ăn dễ bị nôn trớ, nhưng lại khó khạc đờm. Trong trường hợp này nên thực hiện các biện pháp vỗ lưng hoặc sử dụng thêm các loại siro giúp trẻ dễ khạc nhổ đờm.
Viêm phổi gây mệt mỏi cho người bệnh. Bên cạnh việc điều trị, hãy tuân thủ chế độ thực đơn tốt và duy trì chăm sóc bảo vệ răng miệng, đeo khẩu trang khi ra ngoài đường, tập thể dục thường xuyên để giúp bảo vệ và nâng cao sức khỏe.
Giữ tay sạch sẽ là một trong những bước quan trọng nhất mà chúng ta có thể chủ động thực hiện để tránh nhiều bệnh lây truyền và hạn chế lây nhiễm vi trùng cho người khác. Chắc hẳn nhiều bạn sẽ thắc mắc vì sao phải rửa tay và lý giải khoa học nào cho việc rửa tay để phòng dịch bệnh?
Rất nhiều chị em mong muốn tìm cách cải thiện tình trạng lão hóa da sớm. Đối với phụ nữ, làn da đóng vai trò rất quan trọng. Do đó, uống gì để đẹp da chống lão hóa hay tìm kiếm các thực phẩm chống lão hóa da hay tìm các biện pháp chống lão hóa da rất quan trọng.
Estrogen là nội tiết tố đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì vẻ đẹp của người phụ nữ. Việc suy giảm lượng hormone này có thể gây ra các vấn đề sức khỏe, sắc đẹp và sinh lý.
Phụ nữ trẻ có dấu hiệu mãn kinh sớm không những phải đối mặt với những khó khăn trong cuộc sống, khả năng sinh nở mà ngay cả hạnh phúc gia đình cũng khó giữ.