CÔNG TY CỔ PHẦN LIÊN KẾT THIẾT BỊ Y TẾ MELINKA GROUP

DẤU HIỆU NHẬN BIẾT TRẺ SỐT XUẤT HUYẾT VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ

13/04/2022
Sốt xuất huyết là một căn bệnh truyền nhiễm phổ biến, xuất hiện theo mùa và nếu không được điều trị kịp thời sẽ để lại một số biến chứng nguy hiểm đến tính mạng người bệnh. Triệu chứng của cơn sốt xuất huyết ở người lớn và trẻ nhỏ tương đối giống nhau. Đây là một trong những căn bệnh gây tử vong hàng đầu ở trẻ em. Vì vậy các bậc cha mẹ cần phải biết một số biểu hiện sốt xuất huyết ở trẻ để phát hiện và điều trị kịp thời.

I. TRIỆU CHỨNG BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT Ở TRẺ EM
Ở trẻ em, sốt xuất huyết thường diễn biến theo 3 giai đoạn từ nhẹ đến nặng: giai đoạn sốt nhẹ, giai đoạn nguy hiểm và giai đoạn hồi phục. Nếu bệnh nhân được phát hiện điều trị kịp thời thì sẽ nhanh chóng khỏi bệnh mà không để lại bất kỳ di chứng nào.

 


Giai đoạn sốt nhẹ.
Ở giai đoạn đầu của bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em thường xuất hiện sốt cao đột ngột, thời gian sốt từ 2 - 7 ngày, kèm theo những biểu hiện chán ăn, buồn nôn, mệt mỏi, đau cơ, đau đầu, đau hai hốc mắt, chấm xuất huyết dưới da niêm mạc. Vào thời điểm này triệu chứng của bệnh thường không đặc hiệu, khó phân biệt với triệu chứng của các bệnh nhiễm virus khác. 
Kết quả xét nghiệm máu ở giai đoạn này thường không rõ ràng. Cụ thể là chỉ số hồng cầu huyết và tiểu cầu huyết đều bình thường nhưng chỉ số bạch cầu huyết thì giảm.
Giai đoạn nguy hiểm
Sau giai đoạn sốt nhẹ, trẻ tiến vào giai đoạn nguy hiểm, thường xuất hiện vào ngày thứ 3 - 7 của bệnh. Ở giai đoạn này trẻ còn sốt hoặc sốt đã thuyên giảm, xuất huyết dưới da, niêm mạc, xuất huyết đường tiêu hóa, đau bụng vùng thượng vị, đau hạ sườn phải. Đối với những trường hợp nặng sẽ xuất hiện tình trạng thoát huyết tương, gây tràn dịch màng phổi, màng bụng, người li bì, vật vã, tay chân lạnh, mạch nhanh, huyết áp tụt hoặc huyết áp kẹp dẫn đến tình trạng sốc.
Khi đi khám dễ dàng nhận thấy tình trạng tràn dịch màng phổi, màng bụng,.. Ngoài ra, triệu chứng dễ quan sát nhất là trẻ bị xuất huyết dưới da hoặc xuất hiện các mảng bầm tím, các nốt xuất huyết xuất hiện rải rác hoặc ở mặt trước hai cẳng chân và mặt trong hai cánh tay ở phần đùi, mạng sườn; Xuất huyết ở niêm mạc như chảy máu mũi, chảy máu chân răng, đi tiểu ra máu. 
Tuy nhiên, cần lưu ý xuất huyết không phải là triệu chứng bắt buộc của bệnh sốt xuất huyết. Có một số trẻ mắc bệnh nhưng hoàn toàn không có triệu chứng gì. Dù có triệu chứng hay không có triệu chứng thì bệnh cũng sẽ tiến dần đến giai đoạn nguy hiểm, có thể khiến trẻ tử vong. Một trong những biến chứng nguy hiểm ở trẻ là sốc với 3 tình trạng suy giảm: giảm tri giác, giảm thân nhiệt và giảm huyết áp
Giai đoạn hồi phục
Bệnh nhân hồi phục sau 48 - 72 giờ của giai đoạn nguy hiểm, lúc này bệnh nhân hoàn toàn hết sốt, tình trạng hồi phục nhiều, biểu hiện thèm ăn, huyết áp ổn định hơn và tiểu nhiều hơn, huyết động học dần ổn định và bệnh nhân khỏe dần. 
II. HƯỚNG DẪN ĐIỀU TRỊ SỐT XUẤT HUYẾT CHO TRẺ TẠI NHÀ
Khi phát hiện trẻ bị sốt xuất huyết thì cần nhanh chóng đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị. Phần lớn trẻ bị sốt xuất huyết có thể điều trị tại nhà, cần tuân thủ nghiêm chỉnh các chỉ dẫn của bác sĩ để quá trình điều trị đạt hiệu quả một cách nhanh nhất, cụ thể như sau: 

 

 

  • Nếu bệnh nhi sốt cao trên 39⁰C, cần được uống thuốc hạ sốt paracetamol theo hướng dẫn sử dụng, nới lỏng quần áo, lau mát. Chú ý không được dùng aspirin hay ibuprofen, vì có thể dẫn đến xuất huyết, toan máu;
  • Khuyến khích bé uống nhiều nước (nước sôi để nguội), oresol (nước điện giải), nước trái cây (nước dừa, cam, chanh,...) hoặc cháo loãng pha với muối, để bổ sung chất điện giải cho bé;
  • Chế độ ăn uống trong ngày nên chia làm nhiều bữa nhỏ, thức ăn loãng, dễ tiêu, cân bằng dinh dưỡng. Không nên dùng thực phẩm và nước uống có màu sẫm (tránh trường hợp bị nhầm lẫn với xuất huyết tiêu hóa);
  • Nên để trẻ nghỉ ngơi tại nhà, hạn chế vận động thời gian trẻ bị sốt xuất huyết;
  • Trong trường hợp trẻ không thể uống được nước do nôn ói quá nhiều, lờ đờ, không tỉnh táo, cần đưa đến cơ sở y tế để được hướng dẫn thêm.

Trong quá trình điều trị cần nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế để có thể khám và điều trị kịp thời nếu trẻ xuất hiện một trong số những biểu hiện sau:

  • Vật vã, lừ đừ;
  • Đau bụng ngày tăng dần;

 

  • Da xung huyết nhưng tứ chi lạnh;
  • Nôn ói đột ngột và liên tục;
  • Xuất huyết tiêu hóa đột ngột.

III. CÁCH PHÒNG TRÁNH SỐT XUẤT HUYẾT Ở TRẺ EM
Hiện tại, Việt Nam chưa có vacxin và thuốc điều trị đặc hiệu cho bệnh nhân bị sốt xuất huyết. Vì vậy, để phòng tránh bệnh và các biến chứng ở trẻ em, người lớn cần diệt muỗi, lăng quang, bọ gậy và phòng chống muỗi đốt.

  • Các biện pháp diệt muỗi, lăng quăng, bọ gậy:
  • Đậy kín các dụng cụ có chứa nước, để muỗi không thể vào đẻ trứng;
  • Thả cá vào các dụng cụ đựng nước dung tích lớn (bể, giếng, chum, vại...) để cá ăn hết lăng quăng/bọ gậy nếu có. Các loại cá nên lựa chọn là cá bảy màu, cá sóc, cá rô phi, cá chép, cá lê Argentina,...

 

  • Vệ sinh tất cả các dụng cụ chứa nước vừa và nhỏ (lu, khạp...) hàng tuần;
  • Thu gom, vứt bỏ các vật dụng, phế liệu trong nhà và xung quanh nhà, chẳng hạn như chai, lọ, mảnh vỡ vỏ chai, mảnh lu vỡ, ống bơ, vỏ quả dừa, lốp xe, vỏ xe cũ, hốc tre,...
  • Vệ sinh môi trường sinh sống, lật úp các vật dụng chứa nước khi chưa dùng đến;
  • Bỏ muối hoặc dầu vào bát nước kê chân chạn/tủ đựng chén bát, thay nước bình hoa/bình bông.

Bạc có thể tham khảo một số cách phòng chống muỗi đốt cho trẻ Tại đây
 



Bài viết LIÊN QUAN

Xem thêm
BÀI 5: VỆ SINH TAY LÀ GÌ? TẠI SAO PHẢI VỆ SINH TAY?

BÀI 5: VỆ SINH TAY LÀ GÌ? TẠI SAO PHẢI VỆ SINH TAY?

Giữ tay sạch sẽ là một trong những bước quan trọng nhất mà chúng ta có thể chủ động thực hiện để tránh nhiều bệnh lây truyền và hạn chế lây nhiễm vi trùng cho người khác. Chắc hẳn nhiều bạn sẽ thắc mắc vì sao phải rửa tay và lý giải khoa học nào cho việc rửa tay để phòng dịch bệnh?

BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC LÃO HÓA DA Ở PHỤ NỮ TIỀN MÃN KINH

BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC LÃO HÓA DA Ở PHỤ NỮ TIỀN MÃN KINH

Rất nhiều chị em mong muốn tìm cách cải thiện tình trạng lão hóa da sớm. Đối với phụ nữ, làn da đóng vai trò rất quan trọng. Do đó, uống gì để đẹp da chống lão hóa hay tìm kiếm các thực phẩm chống lão hóa da hay tìm các biện pháp chống lão hóa da rất quan trọng.

ESTROGEN VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ LÀ GÌ?

ESTROGEN VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ LÀ GÌ?

Estrogen là nội tiết tố đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì vẻ đẹp của người phụ nữ. Việc suy giảm lượng hormone này có thể gây ra các vấn đề sức khỏe, sắc đẹp và sinh lý.

MÃN KINH SỚM - VẤN ĐỀ LO NGẠI CỦA PHỤ NỮ TRẺ

MÃN KINH SỚM - VẤN ĐỀ LO NGẠI CỦA PHỤ NỮ TRẺ

Phụ nữ trẻ có dấu hiệu mãn kinh sớm không những phải đối mặt với những khó khăn trong cuộc sống, khả năng sinh nở mà ngay cả hạnh phúc gia đình cũng khó giữ.