Húng chanh có tên khoa học là Coleus aromaticus Lour, thuộc họ hoa môi Lamiaceae. Loài thảo mộc này thuộc cây thân thảo, sống lâu năm, cao khoảng 30 -90 cm. Phần thân sát đất hóa gỗ, phần thân mọng nước có lông mịn. Toàn thân có mùi thơm đặc trưng. Lá mọng nước, có hình trái xoan, mọc đối xứng nhau. Mép lá có răng cưa, 2 mặt lá đều có màu xanh và được phủ một lớp lông. Hoa của cây húng chanh có màu tím đỏ còn quả có màu nâu. Hoa thì sẽ mọc ở đầu cành hoặc ngọn thân.
Húng chanh chứa thành phần chính là tinh dầu, trong đó carvacrol và thymol là 2 loại hợp chất kháng khuẩn có chứa hàm lượng cao nhất.
Năm 2008, Rasineni và cộng sự đã tìm thấy trong lá của cây húng chanh có chứa axit chlorogenic, axit caffeic và các hợp chất polyphenolic có đặc tính chống oxy hóa mạnh.
Ngoài ra, các nhà khoa học còn phân lập được nhiều các hoạt chất khác như: quercetin, apigenin, luteolin, salvigenin,...nhưng các hợp chất này chỉ chiếm một lượng thấp.
Ông tổ ngành y Hippocrates đã có câu nói: “Let food be thy medicine and medicine be thy foods” tạm dịch là “Hãy để thức ăn là thuốc chữa bệnh và thuốc là thức ăn của bạn”. Việc sử dụng cây thuốc giống như một loại thực phẩm hằng ngày sẽ giúp phòng và chữa bệnh tốt hơn.
Trong dân gian, húng chanh thường được dùng để điều trị sốt rét, ho, hen suyễn, viêm phế quản, mụn nước, nấc cụt, bệnh giun sán….Nước sắc của lá húng chanh với mật ong có tác dụng trị cảm, ho và ngăn ngừa nhiễm trùng các bệnh về đường hô hấp. Lá húng chanh giã ra lấy nước ép bôi lên vùng da bị thương như vết côn trùng cắn, dị ứng mày đay, ngứa hoặc kích ứng da cũng rất hiệu quả.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng thành phần tinh dầu trong cây húng chanh có khả năng tiêu diệt được các vi khuẩn Salmonella typhi, Staphylococcus aureus, Bacillus subtilis và một số loại nấm như nấm Candida albicans, Aspergillus niger,...Năm 2007, Botelho và cộng sự đã báo cáo rằng thành phần thymol và carvacrol có hoạt tính kháng khuẩn chống lại S.mutan - vi khuẩn sinh chất béo gây hại men răng.
Xét về giá trị y học và các công dụng khác của húng chanh trong dân gian cho thấy loại thảo mộc này rất có tiềm năng trong việc chữa trị các bệnh về đường hô hấp.
Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu gồm: lá húng chanh, kinh giới, tía tô, hẹ, gừng tươi
Bước 2: Bạn có thể lựa chọn 1 trong các công thức sau đây để chữa viêm họng, ho
Công thức 1: Lấy 8g mỗi loại nguyên liệu trên rồi đem sắc với 500ml nước, ngày chia ra 3 lần uống.
Công thức 2: Lá húng chanh tươi rửa sạch, nhai chung với 1 chút muối hạt, ngậm và nuốt nước dần, bỏ phần bã đi.
Công thức 3: 10g lá húng chanh, giã ép, lọc lấy nước cốt. Ngày uống 2 lần để bệnh mau chóng khỏi.
Công thức 4: Trẻ em thường ưa thích những sự ngọt ngào. Chính vì vậy, khi trị ho cho trẻ các mẹ nên hấp cách thủy lá húng chanh với đường phèn hoặc mật ong.
Bạn đọc có thể tham khảo thêm: Mách bạn 06 cách chữa ho tại nhà bằng mật ong mang lại hiệu quả đáng ngạc nhiên
Khi bạn ho, hen có đờm, có thể áp dụng cách làm sau đây: 10g lá húng chanh kết hợp với 10g lá cây bỏng, ép lấy nước uống để làm giảm triệu chứng của bệnh.
Khoa học đã chứng minh, thành phần có chứa trong lá húng chanh có tác dụng kháng khuẩn chống lại S.mutan - vi khuẩn sinh chất béo gây ra chứng hôi miệng. Vì vậy, ta có thể sử dụng lá húng chanh, sắc lấy nước và ngậm ngày 5 đến 7 lần để giảm mùi hôi răng.
Bạn đọc có thể tham khảo thêm bài viết: Nước súc miệng Samik - Khử mùi hôi, loại bỏ vi khuẩn trong khoang miệng
Các bài thuốc chữa bệnh từ húng chanh bắt nguồn từ các kinh nghiệm trong dân gian nên chỉ mang tính chất tham khảo, hiệu quả còn tùy vào cơ địa của mỗi người.
Tài liệu tham khảo: Dadasaheb D. Wadikar, Prakask E. Patk., et al. (2016), Coleus aromaticus: a therapeutic herb with multiple potentials, J Food Sci Technol. 53(7), pp. 2895–2901.
Giữ tay sạch sẽ là một trong những bước quan trọng nhất mà chúng ta có thể chủ động thực hiện để tránh nhiều bệnh lây truyền và hạn chế lây nhiễm vi trùng cho người khác. Chắc hẳn nhiều bạn sẽ thắc mắc vì sao phải rửa tay và lý giải khoa học nào cho việc rửa tay để phòng dịch bệnh?
Rất nhiều chị em mong muốn tìm cách cải thiện tình trạng lão hóa da sớm. Đối với phụ nữ, làn da đóng vai trò rất quan trọng. Do đó, uống gì để đẹp da chống lão hóa hay tìm kiếm các thực phẩm chống lão hóa da hay tìm các biện pháp chống lão hóa da rất quan trọng.
Estrogen là nội tiết tố đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì vẻ đẹp của người phụ nữ. Việc suy giảm lượng hormone này có thể gây ra các vấn đề sức khỏe, sắc đẹp và sinh lý.
Phụ nữ trẻ có dấu hiệu mãn kinh sớm không những phải đối mặt với những khó khăn trong cuộc sống, khả năng sinh nở mà ngay cả hạnh phúc gia đình cũng khó giữ.