Khi mang thai, tử cung giãn nở theo sự phát triển của thai nhi. Càng đến cuối tháng sự phát triển của bé ngày càng to khiến cho dây chằng bị kéo căng gây ra cơn đau nhói ở bụng dưới.
Tăng cân khi mang thai là trạng thái bình thường đối với mẹ bầu nhưng khối lượng cơ thể tăng lại là gánh nặng của các hệ thống xương khớp. Trong đó, khớp háng là khu vực phải chịu nhiều áp lực nhất. Vì vậy, khi mang thai người phụ nữ thường cảm thấy đau khớp háng.
Thi thoảng sự co bóp của tử cung cũng là nguyên nhân gây ra những cơn đau bụng âm ỉ. Nếu cơn đau chỉ diễn ra thoáng qua thì không có điều gì đáng lo ngại.
Sự thay đổi tư thế để thích nghi với bào thai ngày một to cũng góp phần khiến cho các khớp bị đau nhức. Bởi vì khi bào thai ngày càng nặng, cột sống đoạn thắt lưng phải ưỡn về phía trước nhiều hơn gây ra trạng thái đau lưng.
Phụ nữ vào những tháng của thai kì, cơ thể sẽ tiết ra một lượng lớn hormone relaxin làm giãn các mô liên kết dây chằng và khớp xương, đặc biệt là khớp háng. Sự kết hợp lỏng lẻo giữa dây chằng và khớp háng là nguyên nhân gây đau ở khu vực này.
Giảm đau khớp khi mang thai
Điều chỉnh chức năng tư thế: Thay đổi chức năng tư thế giúp làm giảm căng khớp, đảm bảo sự linh hoạt của các cơ khớp và dây chằng xung quanh. Ngoài việc chỉnh sửa tư thế, bác sĩ cũng xem xét những khớp nào đang bị căng sẽ phát triển một chương trình phục hồi chức năng cụ thể cho thai phụ
Dùng băng quấn bụng: Băng quấn bụng dùng để nâng đỡ bào thai và giảm thiểu những cơn đau lưng dưới. Nên bắt đầu sử dụng ở giữa và cuối thai kỳ.
Bài tập: Phụ nữ mang thai nên tập luyện một số bài tập để cải thiện vóc dáng và thúc đẩy quá trình lưu thông tuần hoàn máu, giảm đau các khớp. Thai phụ càng vận động nhiều và di chuyển thường xuyên càng ít bị đau khớp hơn, tất nhiên không phải vận động mạnh mà vận động phù hợp với thể trạng của mình. Các bác sĩ sản khoa khuyến các, thai phụ nên tập yoga hoặc pilates để thuận tiện cho quá trình sinh nở và giảm được các cơn đau khớp. Thay đổi tư thế ngủ nghiêng và kẹp thêm một chiếc gối giữa 2 chân sẽ giúp làm giảm cơn đau lưng dưới.
Chườm ấm: Hơi ấm giúp kích thích lưu thông tuần hoàn máu đến khu vực bị đau, giúp giảm tình trạng căng cứng cơ. Bà bầu có thể sử dụng một miếng gạc ấm hay đệm nóng đặt trên hông, đầu gối hoặc lưng dưới của thai phụ để giảm cơn đau. Lưu ý: không chườm nóng trực tiếp vào bụng bầu.
Masage nhẹ nhàng tại hông và chân giúp giảm đau nhức cơ do đau khớp.
Xin lời khuyên của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc để giảm đau.
Mua 10 tặng 3 sản phẩm Symtoin dưỡng ẩm sâu, tái tạo da, hạn chế da khô nứt nẻ với chương trình tri ân đặc biệt từ Dược Melinka + Tặng 03 tuýt Symtoin + Tặng 01 mèo thần tài trị giá 100k hoặc bộ bát phát lộc 200k + Miễn phí ship toàn quốc
Hậu Covid-19 gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe, đặc biệt là với những người bị sẵn các bệnh nền như thần kinh, khớp, gan, tim mạch… Một trong những tình trạng mà bệnh nhân hậu Covid có lẽ phải đối mặt đó là chứng mất ngủ. Vậy giải quyết vấn đề mất ngủ này như thế nào?
Không chỉ có biến chủng Delta, sự xuất hiện của biến chủng Omicron và thế hệ lai của chúng là hồi chuông cảnh báo nguy cơ có thể tái nhiễm Covid-19 ở người từng mắc bệnh. Vậy trong những người từng mắc Covid-19, đối tượng nào sẽ có nguy cơ cao tái nhiễm Covid-19?
Hiện nay mặc dù đã có các loại vaccine phòng Covid-19 nhưng có nhiều trường hợp mặc dù đã tiêm vaccine nhưng vẫn nhiễm bệnh. Một số người dù đã khỏi covid-19 nhưng lại có dấu hiệu mắc lần 2. Vậy nếu tái nhiễm covid-19 có nguy hiểm không? Cùng Melinka tìm hiểu trong bài viết sau.