Ghi nhận tại bệnh viện Thanh Nhàn, mỗi ngày tại khoa khám bệnh tiếp nhận khoảng 70 cho đến 90 bệnh nhân, trong số đó có đến gần 10 người là có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2 lần 2. Bệnh nhân L quê tại Hà Nội cho biết, cách đây hơn 2 tuần cô vô tình nhiễm Covid-19. Tuy nhiên trong thời gian đó cô đã tuân thủ cách ly và thực hiện điều trị tại nhà. Sau hơn 7 ngày điều trị tại nhà, cô đã âm tính trở lại. Vì chủ quan nghĩ rằng âm tính đã khỏi nên cô có sang nhà con gái thăm cháu.
Nhưng mấy ngày gần đây, cô L luôn cảm thấy người mệt mỏi, khó chịu và thường xuyên ho. Một phần là lo lắng, một phần là người nhà tư vấn nên cô chủ động đến bệnh viện kiểm tra để yên tâm, nhưng kết quả nào ngờ lại lại dương tính trở lại.
Theo Thạc sĩ, Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Thu Hường (trưởng ban phòng chống dịch tại bệnh viện Thanh Nhan) cho biết: “hiện tượng dương tính lần hai hiện nay không còn lạ. Sau khoảng 1 tháng hoặc thậm chí là chưa đầy 20 ngày, bệnh nhân có thể tái nhiễm Covid-19 lần hai.
Có nhiều người cố tình nhiễm Covid-19 bởi họ nghĩ rằng nhiễm rồi thì sẽ không bị lại nữa. Tuy nhiên đây là quan niệm hoàn toàn sai lầm. Hiện nay có nhiều biến chủng mới, ngoài biến chủng Delta rồi vẫn có khả năng nhiễm chủng Omicron. Hoặc thậm chí họ có thể tái nhiễm chính chủng virus đó.
Những người tái nhiễm lần 2 thường trông yếu hơn lần 1. Các triệu chứng bệnh do tái nhiễm cũng nặng hơn. Nếu tái nhiễm SARS-CoV-2 trong thời gian ngắn thì người bệnh có thể vẫn đang có đề kháng cao, nhưng các triệu chứng điển hình của bệnh như mệt mỏi, ho có thể diễn ra nghiêm trọng hơn trước”.
Bên cạnh đó, một số người có kết quả âm tính lại cho rằng mình đã khỏi bệnh hoàn toàn là không đúng. Bộ Y tế đã ban hành cách khuyến cáo người dân phải tuân thủ đầu đủ nguyên tắc phòng dịch 5K, theo dõi sức khoẻ tại nhà ít nhất 7 ngày dù đã âm tính trở lại. Trong các trường hợp nếu có dấu hiệu sốt, ho, bất thường thì cần đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và kiểm tra sức khỏe hợp lý.
Thực tế cho thấy có nhiều bệnh nhân mắc Covid-19 sau khi điều trị đã cho kết quả âm tính. Nhưng chỉ sau đó 1 tuần họ xét nghiệm lại dương tính. Lý giải về vấn đề này, bác sĩ Hường cho biết: “có nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, bệnh nhân xét nghiệm âm tính trong những lần đầu vẫn có thể chưa đào thải hết virus ra khỏi cơ thể. Nhưng do nồng độ virus thấp nên việc thực hiện test nhanh không thể phát hiện ra. Bởi vậy dẫn đến tâm lý chủ quan cho người bệnh, không chủ động theo dõi, chăm sóc sức khỏe cho bản thân, không thực hiện cách ly, giãn cách xã hội.
Trong khi đó, virus vẫn có thể tiếp tục nhân lên, khi đủ số lượng chúng sẽ làm kết quả dương tính trở lại. Các triệu chứng của tái nhiễm Covid-19 cơ bản vẫn giống như trước đó. Nhưng thường sẽ nặng hơn”.
Tái nhiễm Covid-19 thường để lại những nguy cơ tiềm ẩn khó lường. Bởi bệnh này thường làm trầm trọng hơn các vấn đề sức khoẻ khác như rối loạn nhịp tim, viêm phổi, trí nhớ suy giảm, mất ngủ, chán ăn. Đặc biệt các bệnh lý hô hấp kéo dài có thể gặp di chứng như viêm phổi, xơ phổi, ho liên tục kể cả ở những người không có bệnh lý nền.
Bởi vậy nếu bạn đang bị Covid-19 hoặc vừa điều trị khỏi cần tiến hành theo dõi sức khỏe thường xuyên. Chủ động bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Đặc biệt không được chủ quan tiếp xúc với Fpo khác để tránh tái nhiễm lại bệnh. Rửa tay với xà phòng hoặc gel rửa tay khô để giữ vệ sinh đôi tay. Thực hiện xông mũi họng bằng các loại tinh dầu để làm thông thoáng đường thở.
Nếu bạn có thêm thắc mắc gì xoay quanh vấn đề tái nhiễm Covid-19 thì hãy liên hệ với Melinka, chúng tôi sẽ giải đáp bạn sớm nhất có thể.
Mua 10 tặng 3 sản phẩm Symtoin dưỡng ẩm sâu, tái tạo da, hạn chế da khô nứt nẻ với chương trình tri ân đặc biệt từ Dược Melinka + Tặng 03 tuýt Symtoin + Tặng 01 mèo thần tài trị giá 100k hoặc bộ bát phát lộc 200k + Miễn phí ship toàn quốc
Hậu Covid-19 gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe, đặc biệt là với những người bị sẵn các bệnh nền như thần kinh, khớp, gan, tim mạch… Một trong những tình trạng mà bệnh nhân hậu Covid có lẽ phải đối mặt đó là chứng mất ngủ. Vậy giải quyết vấn đề mất ngủ này như thế nào?
Không chỉ có biến chủng Delta, sự xuất hiện của biến chủng Omicron và thế hệ lai của chúng là hồi chuông cảnh báo nguy cơ có thể tái nhiễm Covid-19 ở người từng mắc bệnh. Vậy trong những người từng mắc Covid-19, đối tượng nào sẽ có nguy cơ cao tái nhiễm Covid-19?
Những ngày qua số ca mắc Covid-19 đang không ngừng tăng nhanh. Ngoài việc tự điều trị tại nhà, một câu hỏi mà nhiều Fo thắc mắc là cần bổ sung dưỡng chất gì để mau hồi phục. Trong bài viết này Melinka xin chia sẻ với bạn thực đơn dinh dưỡng dành cho Fo.