Hội chứng mất ngủ hậu Covid mặc dù chiếm tỷ lệ khá nhỏ, khoảng 10% ở bệnh nhân đã từng nhiễm virus SARS-CoV2 nhưng lại gây ra nhiều lo lắng cho người bệnh.
Tổn thương ở tim, gan phổi sau khi nhiễm Covid-19 gây ra các rối loạn lo âu, trầm cảm, ảnh hưởng xấu đến chất lượng giấc ngủ của người bệnh. Sức khỏe suy giảm trong giai đoạn hậu Covid gây ra những tác động xấu đến công việc và cuộc sống hàng ngày. Đồng thời, sự lo lắng quá mức khiến tinh thần người bệnh sa sút, không ổn định và mất ngủ là tình trạng phổ biến trong đó.
Mất ngủ hậu Covid thể hiện qua việc giấc ngủ bạn rối loạn, khó đi vào giấc, khi ngủ chập chờn bừng tỉnh, trằn trọc ngủ không sâu. Người mất ngủ hậu Covid cũng có thể thức dậy sớm hơn người bình thường dù đêm trước đó không được ngủ tròn giấc.
Như tên gọi, mất ngủ hậu Covid-19 là di chứng mà người nhiễm SARS-CoV2 gặp phải sau khi đã điều trị khỏi bệnh. Theo ước tính, khoảng 40% người nhiễm Covid-19 cho biết họ gặp phải tình trạng mất ngủ. Trong số đó có khoảng 24% người cho biết họ cũng từng mất ngủ do nhiễm dịch bệnh khác.
Theo các chuyên gia, mất ngủ hậu Covid-19 có thể do nguyên nhân như Stress, lo lắng, đau buồn quá mức từ những mất mát do Covid-19 gây ra, đặc biệt là ở những gia đình có người thân bị dịch bệnh này cướp đi mạng sống. Bên cạnh đó, thói quen ngủ của người bệnh sau thời gian cách ly điều trị Covid-19 cũng thay đổi, kèm theo tâm lý lo lắng về nhiều vấn đề trong cuộc sống như thu nhập, gây ra tình trạng mất ngủ.
Việc người bệnh sử dụng thuốc điều trị Covid-19 cũng có thể gây ảnh hưởng đến giấc ngủ do tác dụng phụ từ thuốc. Hoặc chính chứng bệnh mà SARS-CoV2 gây ra làm người bệnh dễ buồn ngủ hơn.
Mất ngủ ban đêm làm ảnh hưởng đến các hoạt động sinh hoạt và lao động của người dân. Họ luôn cảm thấy mệt mỏi, buồn ngủ vào ban ngày, khi làm việc cũng khó tập trung.
Mất ngủ thường ảnh hưởng đến sự vận động, điều hòa thần kinh của bộ não. Do đó, có thể não bộ không kịp điều chỉnh với vấn đề này. Chứng mất ngủ hậu Covid có thể làm bạn mất thăng bằng hoặc gây té gãy khi vận động do đầu óc trong tình trạng gật gù.
Mất ngủ kéo dài có thể làm ảnh hưởng đến hoạt động của bộ não, tim mạch, các cơ quan khác gây ra rối loạn nhịp tim, cùng các vấn đề tâm thần. Người mắc chứng mất ngủ hậu Covid có thể có suy nghĩ tiêu cực trong cuộc sống. Theo các chuyên gia, tình trạng mất ngủ này có thể kèm theo việc suy giảm chức năng miễn dịch của cơ thể, làm cơ thể dễ bị nhiễm bệnh hơn. Đồng thời, sau khoảng thời gian mất ngủ hậu Covid, bạn có thể phải đối mặt với nguy cơ rối loạn cân nặng, béo phì hoặc tiểu đường.
Với phụ nữ mang bầu nếu mắc Covid-19 có thể sẽ vướng phải nguy cơ đẻ con thiếu tháng, nhẹ cân và một số vấn đề sức khỏe xấu khác ở trẻ sơ sinh.
Để khắc phục tình trạng mất ngủ hậu Covid-19, bạn có thể cần chú ý một số thói quen sau:
Ngoài ra, nếu có thời gian, hãy cố gắng ngủ 1 tiếng đồng hồ trong thời gian nghỉ trưa để giúp cơ thể hồi phục sức khỏe tốt nhất.
Mua 10 tặng 3 sản phẩm Symtoin dưỡng ẩm sâu, tái tạo da, hạn chế da khô nứt nẻ với chương trình tri ân đặc biệt từ Dược Melinka + Tặng 03 tuýt Symtoin + Tặng 01 mèo thần tài trị giá 100k hoặc bộ bát phát lộc 200k + Miễn phí ship toàn quốc
Không chỉ có biến chủng Delta, sự xuất hiện của biến chủng Omicron và thế hệ lai của chúng là hồi chuông cảnh báo nguy cơ có thể tái nhiễm Covid-19 ở người từng mắc bệnh. Vậy trong những người từng mắc Covid-19, đối tượng nào sẽ có nguy cơ cao tái nhiễm Covid-19?
Hiện nay mặc dù đã có các loại vaccine phòng Covid-19 nhưng có nhiều trường hợp mặc dù đã tiêm vaccine nhưng vẫn nhiễm bệnh. Một số người dù đã khỏi covid-19 nhưng lại có dấu hiệu mắc lần 2. Vậy nếu tái nhiễm covid-19 có nguy hiểm không? Cùng Melinka tìm hiểu trong bài viết sau.
Những ngày qua số ca mắc Covid-19 đang không ngừng tăng nhanh. Ngoài việc tự điều trị tại nhà, một câu hỏi mà nhiều Fo thắc mắc là cần bổ sung dưỡng chất gì để mau hồi phục. Trong bài viết này Melinka xin chia sẻ với bạn thực đơn dinh dưỡng dành cho Fo.