CÔNG TY CỔ PHẦN LIÊN KẾT THIẾT BỊ Y TẾ MELINKA GROUP

Cách phòng ngừa nấm toàn thân

09/04/2021
Mặc dù không gây ra hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe nhưng các bệnh nấm da thường dai dẳng, dễ tái phát, gây khó khăn trong điều trị.

Trong trường hợp nhiễm nấm, việc điều trị sớm, lựa chọn đúng thuốc là rất cần thiết.

Nước ta nằm trong khu vực có nhiệt độ thời tiết thay đổi của xứ nhiệt đới ẩm. Đây là điều kiện để bệnh nấm, đặc biệt là bệnh nấm da phát triển và gây bệnh trên cơ thể người. Khi bị nhiễm nấm da, vi nấm gây bệnh tiết ra các độc tố gây kích ứng làm da nổi mẩn và ngứa ngáy rất khó chịu. Hậu quả là da dễ bị nhiễm khuẩn ngoài nhiễm nấm, cộng thêm viêm da và chàm hóa… Các vùng da có nguy cơ nhiễm nấm cao là vùng da ẩm ướt, nơi có nhiều mồ hôi như bẹn, nách, kẽ ngón chân, quanh lưng, dưới cổ…

Bệnh nấm da rất dễ lây lan và hay tái phát, vì các bào tử nấm có thể lẫn vào không khí và môi trường dễ dàng lây nhiễm từ người bệnh sang người lành. Nếu trong nhà có người bị nhiễm nấm da thì bạn cũng có nguy cơ bị nấm da rất cao nếu không chú ý vệ sinh, dùng chung đồ đạc, nằm chung giường với người nhiễm… Chính vì thế, rất cần sử dụng đồ dùng riêng biệt với người bị nhiễm nấm, không ngủ chung giường, mặc chung quần áo để phòng tránh bệnh có thể lây nhiễm.

Thuốc kháng nấm gồm những thuốc gì?

Tùy vào vị trí mà nấm thâm nhiễm, có hai loại nấm gây bệnh cho người. Một là các loại nấm gây bệnh nấm toàn thân gồm các nấm men như Candida spp..., hoặc các loại nấm mốc như: Aspergillus spp... Hai là các loại nấm gây bệnh nấm da như: Epidermophyton, Microsporum, Trichophyton...

Bệnh nấm da rất dễ lây lan và hay tái phát

Vì vậy, có 2 loại bệnh nấm đã kể: thuốc kháng nấm toàn thân (khi có sự nhiễm nấm lan tỏa ra nhiều bộ phận, nhiều cơ quan của cơ thể), thuốc kháng nấm ngoài da (ở niêm mạc, da, tóc, móng chân, móng tay…).

Cần lưu ý những gì trong trị và phòng tránh bệnh nấm da?

Một số người có thói quen dùng thuốc bôi corticoid trị bệnh nấm da nhưng đối với loại thuốc này người bệnh nên rất thận trọng và không nên dùng vì thuốc có thể gây nên nhiều tác dụng phụ có hại ảnh hưởng tới da như: teo da, rạn da, và tạo cơ hội nấm phát triển nhiều hơn.

Đối với những người bị nhiễm nấm thì ngoài việc dùng các loại thuốc được nêu ở trên nên thực hiện một số biện pháp phòng và trị bệnh như sau:

- Nên giữ vùng da bị nấm thông thoáng, không mặc đồ ẩm hoặc đồ quá chật, chọn mặc các loại vải dễ thoát mồ hôi.

- Vệ sinh da sạch hằng ngày, sau khi vận động, khi ra nhiều mồ hôi trong thời tiết nóng.

- Giặt giũ quần áo, giường chiếu sạch sẽ, thường xuyên để diệt trừ vi nấm gây bệnh.

- Không dùng chung đồ dùng cá nhân với người khác để tránh lây bệnh.

- Hoặc dùng Dầu tắm gội Fibonacci là Sản phẩm ngăn ngừa nấm toàn thân, lang ben, làm sạch gàu, giảm ngứa,, gãy tóc.

Để mua sản phẩm Dầu tắm gội Fibonacci bạn hãy truy cập vào website: http://melinka.vn/ hoặc liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được tư vấn tốt nhất.

Thông tin liên hệ: Công ty cổ phần liên kết thiết bị y tế Melinka Group:

Hotline: 0818.353.583



Bài viết LIÊN QUAN

Xem thêm
Mua 10 tặng 3 sản phẩm Symtoin dưỡng ẩm sâu, tái tạo da, hạn chế da khô nứt nẻ với chương trình tri ân đặc biệt từ Dược Melinka

Mua 10 tặng 3 sản phẩm Symtoin dưỡng ẩm sâu, tái tạo da, hạn chế da khô nứt nẻ với chương trình tri ân đặc biệt từ Dược Melinka

Mua 10 tặng 3 sản phẩm Symtoin dưỡng ẩm sâu, tái tạo da, hạn chế da khô nứt nẻ với chương trình tri ân đặc biệt từ Dược Melinka + Tặng 03 tuýt Symtoin + Tặng 01 mèo thần tài trị giá 100k hoặc bộ bát phát lộc 200k + Miễn phí ship toàn quốc

Giải quyết vấn đề mất ngủ hậu Covid-19

Giải quyết vấn đề mất ngủ hậu Covid-19

Hậu Covid-19 gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe, đặc biệt là với những người bị sẵn các bệnh nền như thần kinh, khớp, gan, tim mạch… Một trong những tình trạng mà bệnh nhân hậu Covid có lẽ phải đối mặt đó là chứng mất ngủ. Vậy giải quyết vấn đề mất ngủ này như thế nào?

Tái nhiễm Covid-19: Ai là người có nguy cơ cao?

Tái nhiễm Covid-19: Ai là người có nguy cơ cao?

Không chỉ có biến chủng Delta, sự xuất hiện của biến chủng Omicron và thế hệ lai của chúng là hồi chuông cảnh báo nguy cơ có thể tái nhiễm Covid-19 ở người từng mắc bệnh. Vậy trong những người từng mắc Covid-19, đối tượng nào sẽ có nguy cơ cao tái nhiễm Covid-19?

Mắc Covid-19 lần 2 có nguy hiểm không?

Mắc Covid-19 lần 2 có nguy hiểm không?

Hiện nay mặc dù đã có các loại vaccine phòng Covid-19 nhưng có nhiều trường hợp mặc dù đã tiêm vaccine nhưng vẫn nhiễm bệnh. Một số người dù đã khỏi covid-19 nhưng lại có dấu hiệu mắc lần 2. Vậy nếu tái nhiễm covid-19 có nguy hiểm không? Cùng Melinka tìm hiểu trong bài viết sau.