SpO2 (Saturation of peripheral oxygen) là chỉ số xác định độ bão hòa oxy trong máu ngoại vi. Hiểu đơn giản, SpO2 là tỷ lệ hemoglobin vận chuyển oxy so với tổng lượng hemoglobin có trong máu.
Chỉ số SpO2 có thể đo được bằng cách gián tiếp dựa trên nguyên lý các phép đo xung, không đưa các dụng vào cơ thể và không gây đau. Khi kẹp máy đo vào ngón tay hoặc ngón chân, nó sẽ phát ra một làn sóng ánh sáng hồng ngoại xuyên qua các mạch máu hoặc mao mạch. Hồng cầu có trong các mạch máu hấp thu một phần ánh sáng hồng ngoại. Từ đó, máy đo sẽ xác định được phần trăm độ bão hòa oxy trong máu dựa vào lượng ánh sáng còn lại chưa bị hấp thu.
Độ bão hòa oxy trong máu lớn hơn hoặc bằng 94 % được đánh giá là bình thường. Dưới đây là các mức độ của chỉ số SpO2 và thể trạng sức khỏe của bạn:
- Chỉ số SpO2 nằm trong khoảng 97 đến 99% chứng tỏ lượng oxy trong máu tốt.
- Chỉ số SpO2 nằm trong khoảng 94 đến 96% cho thấy chỉ oxy trong máu chỉ đạt mức độ trung bình cần cung cấp thêm oxy.
- Chỉ số SpO2 nằm trong khoảng 90 đến 93% cho thấy lượng oxy trong máu thấp, cần phải cung cấp thêm oxy theo sự chỉ dẫn của bác sĩ.
- Khi chỉ số SpO2 dưới 90% cho thấy lượng oxy trong máu rất thấp trường hợp này đã trở thành một ca cấp cứu trên lâm sàng.
Đối với trẻ sơ sinh chỉ số Sp02 trên 94% mới được xem là mức an toàn.
Bước 1: Kiểm tra tổng quát tình trạng của máy (pin, nút bật máy có phát ánh sáng hồng ngoại không, màn hình máy) có hoạt động tốt không.
Bước 2: Xoa ấm bàn tay, đặt một ngón tay vào khe kẹp của máy Spo2.
BƯớc 3: Khởi động máy, đặt bàn tay cố định trên bàn, tránh cử động nhiều để máy có thể đo được một cách chính xác nhất.
Bước 4: Đợi khoảng vài giây hoặc trong vòng 1 phút, máy sẽ hiển thị kết quả đo. Lúc này bạn chỉ cần rút ngón tay ra, máy sẽ tự động tắt mà chúng ta không cần phải tác động vào.
Máy đo chỉ số SpO2 chỉ có thể cho kết quả tương đối không thể đo chính xác hoàn toàn 100% được bởi vì nó còn bị chi phối bởi các yếu tố sau đây:
- Đối tượng lạnh chân tay hoặc bi huyết áp thấp.
- Trong quá trình đo, người bệnh cử động nhiều.
- Ánh sáng môi trường tác động trực tiếp vào máy.
- Lớp sơn móng tay có thể làm sai lệch chỉ số Spo2 trong máu.
Lượng Sp02 giảm cho thấy cơ thể đang thiếu oxy trầm trọng, cần bổ sung ngay được thể hiện qua các triệu chứng:
- Màu da có sự thay đổi khác biệt, chuyển sang tái mét.
- Ho, khó thở, thở nhanh, tiếng thở khò khè.
- Cơ thể bứt rứt, khó chịu, vã mồ hôi như tắm.
- Trí nhớ giảm sút, lúc nhớ lúc quên và hay nhầm lẫn.
- Tim loạn nhịp có thể nhanh hoặc chậm.
SpO2 giúp đánh giá mức độ nặng nhẹ của tình trạng suy hô hấp. Việc theo dõi phân áp oxy trong máu giúp xử trí nhanh chóng các biến cố có thể xảy ra với người bệnh. Khi cơ thể thiếu oxy, các cơ quan trong cơ thể bị ngừng trệ gây nguy hiểm đối với cơ thể, đặc biệt là đối với não và gan. Vì vậy, cần phải thường xuyên theo dõi chỉ số Spo2 để có thể nắm rõ lượng oxy trong máu, nhanh chóng có những phương án xử lý kịp thời khi gặp tình trạng nguy hiểm.
Mua 10 tặng 3 sản phẩm Symtoin dưỡng ẩm sâu, tái tạo da, hạn chế da khô nứt nẻ với chương trình tri ân đặc biệt từ Dược Melinka + Tặng 03 tuýt Symtoin + Tặng 01 mèo thần tài trị giá 100k hoặc bộ bát phát lộc 200k + Miễn phí ship toàn quốc
Hậu Covid-19 gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe, đặc biệt là với những người bị sẵn các bệnh nền như thần kinh, khớp, gan, tim mạch… Một trong những tình trạng mà bệnh nhân hậu Covid có lẽ phải đối mặt đó là chứng mất ngủ. Vậy giải quyết vấn đề mất ngủ này như thế nào?
Không chỉ có biến chủng Delta, sự xuất hiện của biến chủng Omicron và thế hệ lai của chúng là hồi chuông cảnh báo nguy cơ có thể tái nhiễm Covid-19 ở người từng mắc bệnh. Vậy trong những người từng mắc Covid-19, đối tượng nào sẽ có nguy cơ cao tái nhiễm Covid-19?
Hiện nay mặc dù đã có các loại vaccine phòng Covid-19 nhưng có nhiều trường hợp mặc dù đã tiêm vaccine nhưng vẫn nhiễm bệnh. Một số người dù đã khỏi covid-19 nhưng lại có dấu hiệu mắc lần 2. Vậy nếu tái nhiễm covid-19 có nguy hiểm không? Cùng Melinka tìm hiểu trong bài viết sau.