CÔNG TY CỔ PHẦN LIÊN KẾT THIẾT BỊ Y TẾ MELINKA GROUP

Cây hoa ngũ sắc - Vị thuốc chữa viêm xoang hiệu quả

04/08/2021
Viêm xoang là căn bệnh nhiều người mắc phải gây ra những phiền toái trong công việc cũng như chất lượng cuộc sống hàng ngày. Mẹo chữa bệnh viêm xoang bằng cây hoa ngũ sắc được sử dụng nhiều trong dân gian bởi ưu điểm lành tính, không gây tác dụng phụ.

Hoa ngũ sắc có chữa được bệnh viêm xoang không?

Trong dân gian hoa ngũ sắc thường gọi là hoa cứt lợn, thuộc cây thân thảo, thân có nhiều lông mềm, hoa màu tím hoặc xanh và cho mùi hắc. Loài hoa này thường mọc hoang ở nhiều nơi, nhất là các vùng nông thôn. Đây là giống cây dại nên rất dễ sóng và phát triển, có nhiều tác dụng trong điều trị bệnh viêm xoang.

Trong Đông y, hoa ngũ sắc có tính mát, vị hơi đắng và có mùi hôi với công dụng thanh nhiệt, giải độc, giảm sưng đau, cầm máu. Thường được dùng để chữa trị mụn nhọt, viêm họng, sưng đau yết hầu…..Đặc biệt, nó có hiệu quả đối với chứng bệnh viêm xoang, hỗ trợ người bệnh sớm khôi phục lại sức khỏe ban đầu.

Y học hiện đại cũng đã chứng minh trong hoa cứt lợn có các thành phần quý chữa viêm xoang phải kể đến là saponin, alkaloid, flavonoid....Các hoạt chất này có đặc tính kháng khuẩn, chống viêm, tiêu diệt hoặc ức chế các vi khuẩn tụ cầu vàng, trực khuẩn mủ xanh. E.coli. Đồng thời, thành phần tinh dầu có trong cây giúp thông xoang mũi bằng cách làm loãng và bài xuất dịch chất nhầy ra khỏi hốc xoang.

Các phương pháp chữa viêm xoang từ hoa ngũ sắc

Phương pháp 1: Xông hơi

Phương pháp xông hơi bằng hoa cứt lợn phù hợp trong trường hợp mới bị bệnh, triệu chứng bệnh còn nhẹ. Khi thực hiện, các tinh chất có chứa trong cây sẽ theo hơi nước vào xoang mũi để làm lỏng dịch nhầy, cải thiện chức năng hô hấp.

Cách thực hiện:

- Hái 1 nắm hoa cứt lợn, rửa sạch, loại bỏ đất cát. Ngâm với nước muối pha loãng khoảng 5-10 phút. 

- Đun sôi hoa cứt lợn trong vài phút để các thành phần hoạt chất tan hết rồi mới tắt bếp. Đợi nước bớt nóng 1 chút rồi tiến hành xông.

 - Xông hơi: Trong quá trình xông nên chùm chăn lên đầu, để khoảng cách nồi xông vừa phải để tránh tình trạng hơi nước quá nóng gây bỏng niêm mạc. Thực hiện đồng thời việc hít thở sâu để lượng tinh dầu thấm sâu vào niêm mạc mũi. Quá trình này diễn ra khoảng 10-20 phút.

- Sau khi xông hơi xong, người bệnh xì sạch mũi để loại bỏ dịch đờm ứ đọng bên trong.

Kiên trì thực hiện đều đặn mỗi tuần 3 lần.

Phương pháp 2: Tẩm nước cốt hoa cứt lợn vào bông.

- Rửa sạch cây hoa cứt lợn đã cắt bỏ rễ, ngâm trong nước muối pha loãng như trên, vớt ra để ráo.

- Dùng cối hoặc chén sạch giã nát hoa. Sau đó, vắt lấy nước cho vào lọ thủy tinh đã được rửa sạch và sát trùng qua nước nóng.

- Tẩm nước cốt vào bông rồi nhét vào lỗ mũi đau. Sau 15-20 phút rút bông ra, xì mũi nhẹ nhàng để loại bỏ dịch mủ. Tránh trường hợp xì mũi mạnh, vì có thể khiến dịch ở mũi đi ngược lên tai gây viêm tai.

Thực hiện mỗi ngày liên tục trong 1 tuần hoặc đến khi hết triệu chứng của viêm xoang.

Phương pháp 3: Sắc nước uống.

Đây là phương pháp đơn giản, dễ thực hiện tại nhà và rất an toàn đối với sức khỏe người bệnh.

Cách thực hiện:

- Loại bỏ rễ cây hoa cứt lợn, rửa sạch và ngâm với nước muối pha loãng rồi vớt ra để ráo.

- Cho 20-50 g hoa cứt lợn đã được rửa sạch vào nồi, đun với 200ml nước đến khi đổi màu.

- Chắt lấy nước cốt, để nguội và chia thành nhiều phần nhỏ uống hết trong ngày.

Người bệnh uống liên tục đều đặn hằng tuần sẽ thấy các triệu chứng bệnh thuyên giảm dần.

Ngoài các phương pháp trên, Melinka xin giới thiệu tới các bạn Dung dịch xịt mũi Navid - Hỗ trợ và phòng ngừa bệnh viêm xoang mũi hiệu quả.

Cách sử dụng:

  • Bước 1: Tháo nắp bảo vệ bên ngoài vòi xịt theo phương thẳng đứng.
  • Bước 2: Đặt ngón tay trỏ vào đầu vòi phun rồi đưa từ từ vào 1 bên mũi.
  • Bước 3: Ấn đầu vòi xịt nhanh, mạnh và dứt khoát. Mỗi bên mũi thức hiện từ 2-3 lần để dung dịch có thể loại bỏ hết chất nhầy và bụi bẩn bám trong niêm mạc mũi.
  • Bước 4: Vệ sinh sạch đầu vòi xịt và đậy nắp bảo vệ để tránh sự xâm nhập của các tác nhân có hại (vi khuẩn, nấm mốc) từ môi trường bên ngoài.

Mỗi ngày nên sử dụng từ 3-6 lần để đem lại hiệu quả tốt nhất.

Chỉ với 4 bước đơn giản, bạn đã tiết kiệm được một khoảng thời gian cho việc xông hơi, sắc thuốc. Vậy còn điều gì chần chừ mà bạn không liên hệ ngay với chúng tôi để sở hữu ngay Dung dịch xịt mũi Navid:

Thông tin liên hệ: CÔNG TY CỔ PHẦN LIÊN KẾT THIẾT BỊ Y TẾ MELINKA GROUP

- Giấy phép ĐKKD số 0106548244 do Sở kế hoạch và đầu tư TP Hà Nội cấp ngày 22/05/2014

- VPGD: Số 15 ngõ 157 Phố Bằng B, Hoàng Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội

- Tel: 0913.388.988 / Hotline: 0818.35.35.83



Bài viết LIÊN QUAN

Xem thêm
Mua 10 tặng 3 sản phẩm Symtoin dưỡng ẩm sâu, tái tạo da, hạn chế da khô nứt nẻ với chương trình tri ân đặc biệt từ Dược Melinka

Mua 10 tặng 3 sản phẩm Symtoin dưỡng ẩm sâu, tái tạo da, hạn chế da khô nứt nẻ với chương trình tri ân đặc biệt từ Dược Melinka

Mua 10 tặng 3 sản phẩm Symtoin dưỡng ẩm sâu, tái tạo da, hạn chế da khô nứt nẻ với chương trình tri ân đặc biệt từ Dược Melinka + Tặng 03 tuýt Symtoin + Tặng 01 mèo thần tài trị giá 100k hoặc bộ bát phát lộc 200k + Miễn phí ship toàn quốc

Giải quyết vấn đề mất ngủ hậu Covid-19

Giải quyết vấn đề mất ngủ hậu Covid-19

Hậu Covid-19 gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe, đặc biệt là với những người bị sẵn các bệnh nền như thần kinh, khớp, gan, tim mạch… Một trong những tình trạng mà bệnh nhân hậu Covid có lẽ phải đối mặt đó là chứng mất ngủ. Vậy giải quyết vấn đề mất ngủ này như thế nào?

Tái nhiễm Covid-19: Ai là người có nguy cơ cao?

Tái nhiễm Covid-19: Ai là người có nguy cơ cao?

Không chỉ có biến chủng Delta, sự xuất hiện của biến chủng Omicron và thế hệ lai của chúng là hồi chuông cảnh báo nguy cơ có thể tái nhiễm Covid-19 ở người từng mắc bệnh. Vậy trong những người từng mắc Covid-19, đối tượng nào sẽ có nguy cơ cao tái nhiễm Covid-19?

Mắc Covid-19 lần 2 có nguy hiểm không?

Mắc Covid-19 lần 2 có nguy hiểm không?

Hiện nay mặc dù đã có các loại vaccine phòng Covid-19 nhưng có nhiều trường hợp mặc dù đã tiêm vaccine nhưng vẫn nhiễm bệnh. Một số người dù đã khỏi covid-19 nhưng lại có dấu hiệu mắc lần 2. Vậy nếu tái nhiễm covid-19 có nguy hiểm không? Cùng Melinka tìm hiểu trong bài viết sau.