CÔNG TY CỔ PHẦN LIÊN KẾT THIẾT BỊ Y TẾ MELINKA GROUP

Cây lá đắng chữa đau vai gáy

26/04/2021
Ở những địa phương khác, người ta lại dùng vỏ cây lá đắng làm thuốc với tên gọi là ngũ gia bì chân chim (vì có tác dụng bổ dưỡng, mạnh gân xương như cây ngũ gia bì).

Cây lá đắng

Cây lá đắng thuộc họ nhân sâm, tên khác là cây chân chim, lá lằng, sâm nam. Cây mọc hoang ở ven rừng, đồi núi, có nhiều từ Bắc vào Nam.

Nhân dân ở huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An sử dụng lá đắng như một loại gia vị cho vào canh. Canh lá đắng ăn mát, giải nhiệt, kích thích tiêu hóa, nhuận gan.

Ở những địa phương khác, người ta lại dùng vỏ cây lá đắng làm thuốc với tên gọi là ngũ gia bì chân chim (vì có tác dụng bổ dưỡng, mạnh gân xương như cây ngũ gia bì). Vỏ thân lá đắng được thu hái vào mùa xuân thu, đem về cạo sạch lớp vỏ ngoài, phơi hoặc sấy khô. Đó là những mảnh vỏ hơi cong, màu nâu nhạt, chất giòn nhẹ. Khi dùng làm ẩm dược liệu rồi ủ cho đến khi có mùi thơm (khoảng 7 ngày) cắt thành miếng nhỏ, để sống hoặc tẩm rượu hay nước gừng, sao qua. Theo kinh nghiệm dân gian, vỏ cây lá đắng được dùng chữa suy nhược, thấp khớp, lưng gối đau mỏi, đàn ông dương sự kém, đàn bà âm suy, trẻ em chậm lớn, chậm biết đi. Dược liệu có vị đắng, chát, mùi thơm nhẹ, tính mát, được dùng trong những trường hợp sau:

Chữa cước khí chân sưng đau: Vỏ lá đắng, lõi cây thông, hạt cau, hương phụ, hạt tía tô, chỉ xác, ké đầu ngựa, mỗi thứ  8-16g. Tất cả thái nhỏ, sắc với 400ml nước còn 100ml uống 2 lần trong ngày.

Chữa tê thấp đau mỏi: Vỏ cây lá đắng 2kg, vỏ cây gạo, dây đau xương, thân cây bọt ếch, mỗi thứ 1kg. Tất cả thái nhỏ, phơi khô, nấu với nước, lấy 200ml cao lỏng. Hòa 200ml rượu và 100ml sirô vào cao để được nửa lít thành phẩm. Ngày uống 50ml, chia 2 lần.

Chữa suy nhược thần kinh, viêm đa khớp dạng thấp, đau dây thần kinh, đau lưng, đau vai gáy: Bột mịn vỏ lá đắng 0,035g, cao vỏ lá đắng 0,005g, cao đặc hy thiêm 0,03g, bột mịn mã tiền chế 0,013g cho một viên. Liều tối đa an toàn 1 lần là 30 viên và một ngày 80 viên.

Dùng ngoài: Vỏ hoặc lá đắng 30g, phối hợp với lá dâu tằm 30g, lá mía tía 20g, củ nghệ đen 20g. Tất cả để tươi, rửa sạch, giã nát, tẩm rượu 30 độ cho xâm xấp, xào nóng, đắp băng và cố định bằng nẹp tre, chữa gãy xương.

Phải làm gì để khắc phục bệnh đau vai gáy?

Cần khắc phục nguyên nhân gây ra đau vai gáy mà chính bản thân người bệnh biết được lý do gây ra đau vai gáy là điều quan trọng. Một số nghề nghiệp không thể không ngồi lâu trong một thời gian dài như đánh máy, lái xe đường dài, công tác văn phòng thì cố gắng nghỉ giải lao giữa giờ làm việc và tập cúi xuống, đứng lên hoặc quay đầu, xoay cổ nhẹ nhàng trong vòng từ 10-15 phút sau vài giờ đã làm việc liên tục. Tuy nhiên trong những trường hợp đã được bác sĩ khám và xác định thoái hoá đốt sống cổ gây xơ cứng đốt sống cổ, thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ thì không nên xoay cổ, vặn cổ hoặc xoay lưng mạnh, nếu làm như vậy thì sẽ “lợi bất cập hại”.

Xoa bóp, bấm huyệt đúng cách, đúng chuyên môn và thực hiện đều đặn hàng ngày cũng có thể đem lại hiệu quả nhất định kết hợp với điều trị thuốc. Điều trị thuốc gì cần có ý kiến của bác sĩ khám bệnh cho mình, không nên tự mua thuốc điều trị và cũng không nên điều trị ở những người không có chuyên môn thực sự. Hiện nay khoa học ngày càng phát triển cho nên về Tây y có những loại thuốc dùng điều trị về bệnh khớp nói chung và bệnh thoái hoá khớp nói riêng khá hiệu nghiệm. Thuốc vừa điều trị giảm đau vừa điều trị phục hồi dần các tổn thương của khớp mà ít ảnh hưởng hoặc không ảnh hưởng xấu đến đường tiêu hoá của người bệnh. Người ta cũng khuyên nên bỏ dần thói quen ngồi trước máy điều hoà nhiệt độ (máy lạnh) nhiều giờ; Khi ra khỏi nhà cần đội mũ, nón để che nắng mỗi khi có ánh nắng mặt trời. Nên bỏ thuốc lá, thuốc lào ở những người nghiện thuốc lá, thuốc lào vì chất độc trong thuốc lào, thuốc lá cũng đóng góp đáng kể trong bệnh gây thoái hoá khớp. Muốn không để xảy ra bệnh đau vai gáy nên tập thể dục nhẹ nhàng, đều đặn, đúng bài, sinh hoạt điều độ.

Vậy để khắc phục bệnh đau vai gáy, bạn cũng có thể tìm hiểu qua Sản phẩm Hoạt Lạc Vương Plus của Công ty Dược Melinka chúng tôi. 

Dựa trên bài thuốc nổi tiếng Quế Chi Thang đứng đầu trong sách Thương Hàn Luận của thánh y Trương Trọng Cảnh. Được phó giáo sư tiến sỹ Phùng Hòa Bình trưởng môn dược học cổ truyền đại học Hà Nội gia giảm cho phù hợp với thể trạng hiện nay. Hoạt Lạc Vương có tác dụng đả thông kinh mạch rất tốt có tác dụng trong các trường hợp đau vai gáy cổ do dây thần kinh bị chèn ép. Dựa vào cơ chế sau: Phát tan phong hàn: Quế chi, Xuyên Khung , Sinh Khương,. Tác dụng thông kinh lạc: Quế chi, xuyên khung, hương phụ, bạch thược. Cát căn có tác dụng dẫn thuốc lên trên vai gáy.

Để mua Sản phẩm Hoạt Lạc Vương Plus, bạn có thể truy cập vào website Melinka.vn hoặc liên hệ ngay tới chúng tôi được tư vấn miễn phí nhanh nhất:

Thông tin liên hệ: Công ty cổ phần liên kết thiết bị y tế Melinka Group:

Hotline: 0818.353.583



Bài viết LIÊN QUAN

Xem thêm
Mua 10 tặng 3 sản phẩm Symtoin dưỡng ẩm sâu, tái tạo da, hạn chế da khô nứt nẻ với chương trình tri ân đặc biệt từ Dược Melinka

Mua 10 tặng 3 sản phẩm Symtoin dưỡng ẩm sâu, tái tạo da, hạn chế da khô nứt nẻ với chương trình tri ân đặc biệt từ Dược Melinka

Mua 10 tặng 3 sản phẩm Symtoin dưỡng ẩm sâu, tái tạo da, hạn chế da khô nứt nẻ với chương trình tri ân đặc biệt từ Dược Melinka + Tặng 03 tuýt Symtoin + Tặng 01 mèo thần tài trị giá 100k hoặc bộ bát phát lộc 200k + Miễn phí ship toàn quốc

Giải quyết vấn đề mất ngủ hậu Covid-19

Giải quyết vấn đề mất ngủ hậu Covid-19

Hậu Covid-19 gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe, đặc biệt là với những người bị sẵn các bệnh nền như thần kinh, khớp, gan, tim mạch… Một trong những tình trạng mà bệnh nhân hậu Covid có lẽ phải đối mặt đó là chứng mất ngủ. Vậy giải quyết vấn đề mất ngủ này như thế nào?

Tái nhiễm Covid-19: Ai là người có nguy cơ cao?

Tái nhiễm Covid-19: Ai là người có nguy cơ cao?

Không chỉ có biến chủng Delta, sự xuất hiện của biến chủng Omicron và thế hệ lai của chúng là hồi chuông cảnh báo nguy cơ có thể tái nhiễm Covid-19 ở người từng mắc bệnh. Vậy trong những người từng mắc Covid-19, đối tượng nào sẽ có nguy cơ cao tái nhiễm Covid-19?

Mắc Covid-19 lần 2 có nguy hiểm không?

Mắc Covid-19 lần 2 có nguy hiểm không?

Hiện nay mặc dù đã có các loại vaccine phòng Covid-19 nhưng có nhiều trường hợp mặc dù đã tiêm vaccine nhưng vẫn nhiễm bệnh. Một số người dù đã khỏi covid-19 nhưng lại có dấu hiệu mắc lần 2. Vậy nếu tái nhiễm covid-19 có nguy hiểm không? Cùng Melinka tìm hiểu trong bài viết sau.