Chiếc cằm vline là niềm ao ước của nhiều chị em phụ nữ vì khiến cho khuôn mặt của bạn trở lên thon gọn hơn. Vậy các bạn có thắc mắc, khi niềng răng có tạo ra được chiếc cầm vline như ao ước không?
Câu trẻ lời có thể có hoặc cũng có thể là không, điều đó còn tùy thuộc vào mỗi người và lứa tuổi bạn bắt đầu niềng răng là bao giờ. Đối với người trưởng thành, chỉnh nha chỉ làm di chuyển các răng trong ổ mà không làm thay đổi khuynh xương. Vì vậy, có thể nói rằng nếu không có sự can thiệp của liệu pháp thẩm mỹ thì sau khi niềng cằm của bạn cũng không có sự thay đổi là mấy. Còn đối với trường hợp là có thì có thể lý giải là do quá trình chỉnh nha giúp điều chỉnh tương quan giữa hai bên hàm khiến khuôn mặt trở nên cân đối và thon gọn hơn. Do đó, khi nhìn vào sẽ tạo cảm giác giống cằm vline hơn, đặc biệt sự thay đổi này sẽ nhìn thấy rõ sau khi niềng cho những người bị móm, hô.
Môi là bộ phận dễ quan sát nhất thấy sự thay đổi sau khi niềng răng. Khi khuôn răng thay đổi thì độ dày mỏng của đôi môi cũng thay đổi theo do mặt trong của môi và phần lợi phía trên răng được liên kết với nhau bởi một loại cơ. Chính vì thế khi vị trí của răng di chuyển đồng nghĩa với việc lợi cũng di chuyển theo, cơ liên kết giữa môi và lợi cũng có sự co giãn để thích ứng với sự thay đổi của răng. Do đó hình dạng đôi môi cũng có sự thay đổi.
Độ cao của mũi phụ thuộc vào sự phát triển của xương sụn chứ không liên quan gì đến khuôn răng. Vì vậy có thể khẳng định, niềng răng không làm cho mũi cao hơn. Còn bạn cảm thấy nó cao hơn đó là do sau khi niềng khung xương hàm thon gọn hơn nên tạo cho chúng ta cảm giác sống mũi cao hơn.
Việc làm sạch răng miệng trong quá trình niềng là điều cần thiết để ngăn ngừa nguy cơ sâu răng, viêm lợi, bảo vệ răng nướu chắc khỏe hơn. Melinka sẽ chỉ cho bạn cách vệ sinh răng niềng đúng chuẩn nha khoa dưới đây nhé
Chải răng đúng cách: Sử dụng các bàn chải có sợi lông nhỏ, mềm mượt để làm sạch các kẽ răng và không gây tổn thương răng nướu. Khung niềng, mắc cài là những cản trở cho quá trình vệ sinh răng miệng. Do đó, bạn cần phải dành nhiều thời gian hơn cho việc chải răng, tránh để tuột hoặc bung mắc cài. Chải răng kết hợp đồng thời với chải lưỡi để ngăn ngừa toàn diện các bệnh về răng miệng.
Bàn chải thông thường khó làm sạch được các khe kẽ trong răng miệng, đặc biệt là khi đang niềng. Vì vậy, bạn nên sử dụng các loại bàn chải chuyên dụng như bàn chải kẽ, máy tăm nước để làm sạch sâu các kẽ răng hơn.
Lựa chọn loại kem đánh răng cũng rất cần thiết để có được hàm răng chắc khỏe hơn. Các nha sĩ khuyên người dùng nên sử dụng loại kem đánh răng có chứa fluoride. Vì chất này có khả năng bảo vệ men răng, làm lành các vết nứt nhỏ, ngăn chặn các cơn ê buốt và phòng ngừa sâu răng hiệu quả.
Sau khi đánh răng, bạn nên dùng thêm chỉ nha khoa để loại bỏ các mảng bám thừa còn sót lại một cách triệt để.
Cuối cùng, nước súc miệng là sản phẩm không thể thiếu để ngăn ngừa các bệnh răng miệng. Sử dụng nước súc miệng diệt khuẩn như Samik sẽ làm tăng hiệu quả kháng khuẩn, ngăn ngừa hôi miệng và bảo vệ răng nướu chắc khỏe hơn. Bạn cũng có thể sử dụng nước muối để súc miệng nhưng phương pháp này không tối ưu bằng nước súc miệng chuyên dụng.
Tốt nhất bạn nên phối hợp các cách trên để có được hàm răng thẳng đều, trắng sáng và chắc khỏe.
Mua 10 tặng 3 sản phẩm Symtoin dưỡng ẩm sâu, tái tạo da, hạn chế da khô nứt nẻ với chương trình tri ân đặc biệt từ Dược Melinka + Tặng 03 tuýt Symtoin + Tặng 01 mèo thần tài trị giá 100k hoặc bộ bát phát lộc 200k + Miễn phí ship toàn quốc
Hậu Covid-19 gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe, đặc biệt là với những người bị sẵn các bệnh nền như thần kinh, khớp, gan, tim mạch… Một trong những tình trạng mà bệnh nhân hậu Covid có lẽ phải đối mặt đó là chứng mất ngủ. Vậy giải quyết vấn đề mất ngủ này như thế nào?
Không chỉ có biến chủng Delta, sự xuất hiện của biến chủng Omicron và thế hệ lai của chúng là hồi chuông cảnh báo nguy cơ có thể tái nhiễm Covid-19 ở người từng mắc bệnh. Vậy trong những người từng mắc Covid-19, đối tượng nào sẽ có nguy cơ cao tái nhiễm Covid-19?
Hiện nay mặc dù đã có các loại vaccine phòng Covid-19 nhưng có nhiều trường hợp mặc dù đã tiêm vaccine nhưng vẫn nhiễm bệnh. Một số người dù đã khỏi covid-19 nhưng lại có dấu hiệu mắc lần 2. Vậy nếu tái nhiễm covid-19 có nguy hiểm không? Cùng Melinka tìm hiểu trong bài viết sau.