Nước muối sinh lý là dung dịch đẳng trương, có tính chất tương tự với dịch cơ thể, phù hợp với môi trường niêm mạc của mũi nên an toàn với mọi người, đặc biệt là đối với những đối tượng đặc biệt như trẻ em. Thao tác rửa mũi cho trẻ em được thực hiện khá đơn giản, bạn có thể làm theo những hướng dẫn sau đây:
Bước 1: Vệ sinh đôi bàn tay thật sạch sẽ để loại bỏ những vi khuẩn bám trên da tay, ngăn ngừa các yếu tố gây bệnh cho con.
Bước 2: Đặt bé nằm xuống, nghiêng đầu bé sang một bên, nên giữ đầu bé cố định để khi thao tác rửa mũi dễ dàng hơn và tránh trường hợp bé giãy giụa gây sặc.
Bước 3: Đưa nhẹ nhàng vòi bơm vào một bên mũi của bé, nhỏ vào bên trong mũi 1, 2 giọt.
Bước 4: Làm tương tự với bên lỗ mũi còn lại.
Việc rửa mũi cho trẻ sơ sinh bằng nước muối giúp làm loãng dịch nhầy, giúp tống bụi bẩn và chất nhầy ra ngoài dễ dàng hơn.
Lưu ý: Thực hiện thao tác theo từng bước nhẹ nhàng, dứt khoát, phối hợp với bé để tránh làm trẻ bị ho sặc, quấy khóc.
Nhiều bà mẹ có tư tưởng, nước muối sinh lí rất an toàn nên lạm dụng để rửa mũi cho con. Điều này là không tốt bởi vì sử dụng nước muối rửa mũi nhiều lần có thể gây khô niêm mạc mũi của trẻ.
Ngoài ra, bạn có thể lựa chọn Muối rửa Puppy để vệ sinh mũi cho trẻ. Puppy có chứa muối Natri clorid và Natri bicarbonat có tính chất kháng khuẩn, loại bỏ dịch nhầy, bụi bẩn và các tác nhân gây kích thích. Để khắc phục tình trạng gây khô mũi có thể gặp phải khi sử dụng nước muối sinh lý, Puppy có bổ sung thêm tinh chất lô hội giúp hồi phục và cân bằng độ ẩm bên trong xoang mũi. Với công dụng trên, Muối rửa Puppy rất hiệu quả và an toàn cho trẻ, các mẹ có thể yên tâm không lo con mỗi khi con bị ốm.
Chất nhầy, bụi bẩn là những yếu tố gây tắc nghẽn đường thở của trẻ. Để loại bỏ các dịch nhầy đi, các bậc phụ huynh có thể dùng dụng cụ vệ sinh mũi cho trẻ, điển hình là bóng hút mũi. Bóng hút mũi dễ sử dụng hơn ống bơm và được thực hiện như sau:
Bước 1: Cũng giống như thao tác vệ sinh mũi cho trẻ bằng nước muối, các bậc phụ huynh cũng cần phải làm sạch đôi tay của mình trước khi thao tác cho trẻ.
Bước 2: Đặt bé ở tư thế nằm ngửa, mặt hướng lên trên và nhờ người giữ cố định bé để tránh trường hợp trong quá trình thao tác, bé giãy giụa mạnh khiến bóng hút chọc vào mũi gây tổn thương.
Bước 3: Trước khi hút dịch, nhỏ vào mỗi bên mũi của trẻ từ 3 - 4 giọt nước muối sinh lý để làm loãng dịch nhầy.
Bước 4: Bóp xẹp đẩy phần không khí bên trong bóng mũi ra, đưa vòi hút vào mũi bé rồi thả tay nhẹ nhàng để không khí bị hút ngược lại vào trong bóng. Chính điều này đã tạo ra một lực hút giúp kéo chất nhầy trong mũi ra theo.
Bước 5: Lấy vòi hút ra khỏi mũi bé, bóp bóng để loại bỏ chất dịch bẩn bên trong vào chậu hoặc khăn giấy để vứt đi, tránh xả linh tinh vì dịch nhầy có thể chứa mầm bệnh.
Bước 6: Thực hiện lặp lại từ bước 3 đến bước 5 với bên mũi còn lại. Mỗi bên mũi thao tác khoảng 2 lần để có thể làm sạch được tối ưu bên trong khoang mũi.
Bước 7: Dùng khăn giấy lau sạch các dịch nhầy còn sót lại.
Bước 8: Sục rửa và vệ sinh lại bóng hút mũi bằng nước xà phòng sau khi sử dụng.
Lưu ý: Không đưa vòi bóng hút mũi vào sâu vì điều này có thể gây tổn thương niêm mạc miệng. Việc đưa vật lạ vào sâu bên trong mũi khiến bé khó chịu, quấy khóc và không chịu hợp tác nên có thể gây tổn thương mũi khi bé cựa quậy.
Xông hơi để loại bỏ dịch nhầy cũng là một trong những phương pháp được áp dụng để làm thông thoáng đường thở của trẻ. Phương pháp này được tiến hành như sau:
Bước đầu, bạn hãy mở vòi nước nóng trong phòng tắm trong vài phút đến khi căn phòng có nhiều hơi nước. Sau đó, các mẹ cho bé vào xông hơi trong khoảng thời gian nhất định.
Để giúp bé dễ thở hơn, các mẹ nên cho trẻ uống nhiều nước và sử dụng máy xông hơi để thay thế phương pháp xông hơi truyền thống. Cách này vừa hiệu quả và lại an toàn cho bé hơn.
Mua 10 tặng 3 sản phẩm Symtoin dưỡng ẩm sâu, tái tạo da, hạn chế da khô nứt nẻ với chương trình tri ân đặc biệt từ Dược Melinka + Tặng 03 tuýt Symtoin + Tặng 01 mèo thần tài trị giá 100k hoặc bộ bát phát lộc 200k + Miễn phí ship toàn quốc
Hậu Covid-19 gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe, đặc biệt là với những người bị sẵn các bệnh nền như thần kinh, khớp, gan, tim mạch… Một trong những tình trạng mà bệnh nhân hậu Covid có lẽ phải đối mặt đó là chứng mất ngủ. Vậy giải quyết vấn đề mất ngủ này như thế nào?
Không chỉ có biến chủng Delta, sự xuất hiện của biến chủng Omicron và thế hệ lai của chúng là hồi chuông cảnh báo nguy cơ có thể tái nhiễm Covid-19 ở người từng mắc bệnh. Vậy trong những người từng mắc Covid-19, đối tượng nào sẽ có nguy cơ cao tái nhiễm Covid-19?
Hiện nay mặc dù đã có các loại vaccine phòng Covid-19 nhưng có nhiều trường hợp mặc dù đã tiêm vaccine nhưng vẫn nhiễm bệnh. Một số người dù đã khỏi covid-19 nhưng lại có dấu hiệu mắc lần 2. Vậy nếu tái nhiễm covid-19 có nguy hiểm không? Cùng Melinka tìm hiểu trong bài viết sau.