CÔNG TY CỔ PHẦN LIÊN KẾT THIẾT BỊ Y TẾ MELINKA GROUP

Nano bạc - Nhân tố hứa hẹn có thể giải quyết vấn đề kháng thuốc kháng sinh và phòng chống bệnh truyền nhiễm

19/02/2021
Bạc (Ag) là một nguyên tố có hoạt tính kháng khuẩn mạnh trong tự nhiên. Tác nhân này không hề mới, từ ngàn đời nay, nó đã được biết đến và đã được ứng dụng trong cuộc sống như: làm đũa và bát ăn của các vua chúa, đeo vòng bạc để phòng cảm mạo, hoặc dùng bạc để cạo gió khi bị cảm, …

1. Thực trạng bệnh truyền nhiễm ngày càng chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu bệnh tật

Trong vòng 5 năm gần đây, tỷ lệ tử vong do các bệnh truyền nhiễm tại Việt Nam tăng khá cao (30% tử vong tại các cơ sở y tế công lập), việc kiểm soát và ngăn chặn đề kháng kháng sinh ở nước ta ngày càng trở nên bức bách và cần có hành động cụ thể ngay. Chính phủ Việt Nam đã chú trọng đến việc cải thiện vệ sinh môi trường và chất lượng nước; điều chỉnh lại việc sử dụng kháng sinh trong nông nghiệp … Về phía nghành y tế đã có rất nhiều cải tiến từ khâu cung ứng thuốc, kê đơn, nâng cao việc giám sát sử dụng kháng sinh và tình trạng nhiễm trùng kháng thuốc cũng như theo dõi tương tác thuốc, đến nâng cao nhận thức của bệnh nhân.

Các vi khuẩn như trực khuẩn mủ xanh, tụ cầu vàng, đặc biệt nguy hiểm khi đó là các vi khuẩn kháng thuốc … lây nhiễm, phát triển tại các vết tổn thương da như bỏng, tai nạn, hay các nguyên nhân khác, … dễ khiến cho các vết thương trở lên trầm trọng hơn, khó lành hơn, hay gây các biến chứng khác, … Theo số liệu công bố của Tổ chức UPI’s NanoWorld, mỗi năm tại nước Mỹ có khoảng 2 triệu người mắc bệnh do lây nhiễm chéo bệnh viện trong đó có 90.000 người tử vong. Bởi vậy những năm gần đây hướng nghiên cứu phát triển các phương pháp điều trị kháng nhiễm mới đối với các loại vết thương ngoại khoa cũng như các vết loét lâu lành ngày càng được các nhà khoa học quan tâm, do vi khuẩn ngày càng trở nên kháng thuốc.

Theo thống kê của các y, bác sỹ, sự lây lan của các bệnh truyền nhiễm chủ yếu qua ba phương thức. Một là, lây qua tiếp xúc: là cơ chế phổ biến và quan trọng nhất. Có thể là tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp qua bàn tay, các dụng cụ, … với các tác nhân nhiễm khuẩn ... Hai là, lây qua giọt bắn: tác nhân gây bệnh có trong các dịch được bắn ra từ bệnh nhân hoặc từ nguồn truyền nhiễm thông qua ho, hắt hơi, nói chuyện; các giọt bắn từ các dịch cơ thể khi thực hiện các thủ thuật... Các giọt này sẽ bắn vào kết mạc mắt, niêm mạc mũi, miệng của người tiếp xúc và lây lan bệnh. Ba là, lây qua đường hô hấp: Mầm bệnh được thải ra khỏi nguồn truyền nhiễm qua nói, ho, hắt hơi, khạc nhổ hoặc qua các thủ thuật thăm khám, điều trị ... làm văng, bắn ra các hạt ô nhiễm (nước bọt, đờm dãi, máu, dịch cơ thể...) có chứa mầm bệnh. Những hạt này nếu có kích thước lớn từ 5 µm trở lên sẽ bắn trực tiếp vào những người xung quanh trong phạm vi dưới 1 mét và có thể bắn xa hơn phụ thuộc vào lực ho của người bệnh. Với những hạt có kích thước dưới 5 µm sẽ bay lơ lửng trong không khí và xâm nhập vào người cảm thụ qua đường mũi, miệng.

Một trong những biện pháp giúp giảm thiểu sử dụng kháng sinh hữu hiệu là phòng tránh sự lây lan của các bệnh truyền nhiễm ngay trước khi chúng kịp xâm nhập vào trong cơ thể. Chính vì thế, việc vệ sinh cá nhân cho cán bộ y tế nói riêng và nhân dân nói chung tại bệnh viện, nơi sinh hoạt công cộng, khi tiếp xúc hoặc chăm sóc người ốm (nhiễm virus cúm, nhiễm khuẩn tả, lỵ...), tiếp xúc vật dụng công cộng để phòng tránh lây nhiễm là rất cần thiết. Để làm được điều này, ngành Y tế không những phải tuyên truyền, xây dựng ý thức trong cộng đồng, mà còn phải có trách nhiệm nghiên cứu và đưa ra những tác nhân diệt khuẩn có hiệu quả cao, có khả năng ứng dụng rộng rãi, những sản phẩm tiện lợi cho việc vệ sinh cá nhân, nhằm ngăn chặn những lây nhiễm qua đường tiếp xúc, hô hấp, …

Ở Việt Nam, theo các nghiên cứu thống kê của Bộ Y tế, tuy tỷ lệ rửa tay thường xuyên tăng từ 12,8% trước khi ăn, 15,5% sau khi tiểu tiện năm 2007 lên 23 % và 36 % năm 2017 nhưng vẫn còn rất thấp. Điều này thể hiện một phần do thói quen sinh hoạt hoặc do không để ý. Đó cũng góp phần gia tăng các bệnh dịch truyền nhiễm và đặc biệt nguy hiểm khi bùng phát thành dịch bệnh. Vì vậy, việc thực hiện dự án này cũng giúp truyền thông, nâng cao ý thức, nhận thức của người dân về việc giữ gìn vệ sinh cá nhân để phòng chống bệnh và dịch bệnh.

Như vậy thì nhu cầu phát triển một tác nhân mới có tính kháng khuẩn cao, an toàn; những sản phẩm mới có hiệu quả diệt khuẩn tốt, khả năng sử dụng rộng rãi, tiện lợi cho vệ sinh cá nhân, phòng chống lây nhiễm, có thể sử dụng được để hỗ trợ và/hoặc thay thế cho các loại kháng sinh thường đang sử dụng trong các lĩnh vực y tế, môi trường là thực sự cần thiết.

2. Nano bạc là nhân tố hứa hẹn có thể giải quyết vấn đề kháng thuốc kháng sinh và phòng chống bệnh truyền nhiễm

Bạc (Ag) là một nguyên tố có hoạt tính kháng khuẩn mạnh trong tự nhiên. Tác nhân này không hề mới, từ ngàn đời nay, nó đã được biết đến và đã được ứng dụng trong cuộc sống như: làm đũa và bát ăn của các vua chúa, đeo vòng bạc để phòng cảm mạo, hoặc dùng bạc để cạo gió khi bị cảm, … Tuy nhiên, do tác nhân chính đem lại hiệu quả chỉ là những nguyên tử/ion bạc hòa tan, nồng độ thường chỉ là vài phần tỷ gam (ppb) trong khi đó sự hoà tan tự nhiên của bạc phụ thuộc phần lớn vào diện tích tiếp xúc. Vì vậy, cần phải giải quyết vấn đề tăng diện tích tiếp xúc để tăng hoạt tính kháng khuẩn của bạc. Gần đây, công nghệ nano ra đời đã giúp giải quyết được vấn đề này và đưa bạc trở lại như một tác nhân mới với rất nhiều ưu điểm như hiệu quả sát khuẩn cao, tác dụng nhanh, kéo dài, dùng được cả bên trong lẫn bên ngoài, không độc, không gây kích ứng, dị ứng, có tính thân thiện với môi trường. Do đó nano bạc đã được sử dụng rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới trong nhiều lĩnh vực như công nghiệp vật liệu, môi trường, y tế, ...

Theo xu thế này, hiện nay trên thị trường Việt Nam đã xuất hiện ngày càng nhiều sản phẩm có chứa bạc nano. Tuy nhiên, đa phần các sản phẩm là nhập khẩu hoặc sử dụng các nguyên liệu bạc nano nhập khẩu, thường có giá thành cao. Các sản phẩm sử dụng nano bạc được sản xuất trong nước cũng đã xuất hiện nhiều, có giá thành thấp hơn, tuy nhiên, chất lượng lại chưa được đánh giá, xác nhận rõ ràng. Năm 2016, dựa trên những mẫu đã thu thập hoặc được gửi đến, Trường Đại học Khoa học Tự Nhiên – Đại học Quốc Gia Thành phố Hồ Chí Minh, đã thống kê có đến trên 90 % sản phẩm nano bạc lưu hành trên thị trường là giả, hoàn toàn không có nano bạc mà chỉ là dung dịch bạc ion hay phức bạc. Khoảng 5% số mẫu là nano bạc kém chất lượng, chứa chủ yếu là bạc ion, tỷ hạt nano bạc rất ít hoặc kích thước hạt bạc lớn nên cũng không thể coi là nano bạc, ... Đây là vấn đề lớn, gây ra những rối loạn trên thị trường. Ngoài ra, nó không những gây ảnh hưởng đến tâm lý của người tiêu dùng mà còn có thể gây độc cho người sử dụng khi tỷ lệ bạc ion trong sản phẩm cao. Chính vì vậy, cần thiết phải nghiên cứu, sản xuất các sản phẩm nano bạc theo quy trình chuẩn hóa, chất lượng được kiểm tra, giám sát chặt chẽ, đánh giá theo tiêu chuẩn rõ ràng để có thể mang đến cho người tiêu dùng những sản phẩm đạt chất lượng cao, mang lại sự tin tưởng cho người dân.

Tham khảo sản phẩm sử dụng công nghệ Nano Bạc tại: https://melinka.vn/gel-rua-tay-nano-bac

Gel rửa tay diệt khuẩn nano bạc không dùng nước Sieusat for hand! Sản phẩm làm sạch tới 99,9% vi khuẩn trong vòng 30 giây, giữ ẩm và dưỡng da tay, đặc tính nhanh khô, không dùng nước, không hại da tay. Đặc tính diệt khuẩn, khử mùi, nhanh khô và đặc biệt là không cần dùng nước của sản phẩm thích hợp sử dụng cho nhân viên văn phòng, nhà hàng, khách sạn, trường học, bệnh viện… Bảo quản Gel rửa tay nano Bạc ở nhiệt độ dưới 30oC.

Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và đặt mua Gel rửa tay Nano Bạc Sieusat for hand:

Công ty CP liên kết thiết bị y tế Melinka Group

Hotline: 0818.353.583

Email: Melinkagroup@gmail.com



Bài viết LIÊN QUAN

Xem thêm
Mua 10 tặng 3 sản phẩm Symtoin dưỡng ẩm sâu, tái tạo da, hạn chế da khô nứt nẻ với chương trình tri ân đặc biệt từ Dược Melinka

Mua 10 tặng 3 sản phẩm Symtoin dưỡng ẩm sâu, tái tạo da, hạn chế da khô nứt nẻ với chương trình tri ân đặc biệt từ Dược Melinka

Mua 10 tặng 3 sản phẩm Symtoin dưỡng ẩm sâu, tái tạo da, hạn chế da khô nứt nẻ với chương trình tri ân đặc biệt từ Dược Melinka + Tặng 03 tuýt Symtoin + Tặng 01 mèo thần tài trị giá 100k hoặc bộ bát phát lộc 200k + Miễn phí ship toàn quốc

Giải quyết vấn đề mất ngủ hậu Covid-19

Giải quyết vấn đề mất ngủ hậu Covid-19

Hậu Covid-19 gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe, đặc biệt là với những người bị sẵn các bệnh nền như thần kinh, khớp, gan, tim mạch… Một trong những tình trạng mà bệnh nhân hậu Covid có lẽ phải đối mặt đó là chứng mất ngủ. Vậy giải quyết vấn đề mất ngủ này như thế nào?

Tái nhiễm Covid-19: Ai là người có nguy cơ cao?

Tái nhiễm Covid-19: Ai là người có nguy cơ cao?

Không chỉ có biến chủng Delta, sự xuất hiện của biến chủng Omicron và thế hệ lai của chúng là hồi chuông cảnh báo nguy cơ có thể tái nhiễm Covid-19 ở người từng mắc bệnh. Vậy trong những người từng mắc Covid-19, đối tượng nào sẽ có nguy cơ cao tái nhiễm Covid-19?

Mắc Covid-19 lần 2 có nguy hiểm không?

Mắc Covid-19 lần 2 có nguy hiểm không?

Hiện nay mặc dù đã có các loại vaccine phòng Covid-19 nhưng có nhiều trường hợp mặc dù đã tiêm vaccine nhưng vẫn nhiễm bệnh. Một số người dù đã khỏi covid-19 nhưng lại có dấu hiệu mắc lần 2. Vậy nếu tái nhiễm covid-19 có nguy hiểm không? Cùng Melinka tìm hiểu trong bài viết sau.