CÔNG TY CỔ PHẦN LIÊN KẾT THIẾT BỊ Y TẾ MELINKA GROUP

Nhiễm herpes dễ bị nhầm lẫn với bệnh đường sinh dục nào?

24/01/2022
Virus Herpes Simplex có thể gây ra mụn ở đường sinh dục hay còn gọi là Herpes sinh dục. Khi xuất hiện triệu chứng, nhiều người thường nhầm lẫn nhiễm Herpes với một số bệnh đường sinh dục khác.

Virus Herpes là gì?

Virus Herpes có tên khoa học là Herpes Simplex, chúng xâm nhập vào cơ thể và gây ra bệnh ngoài da. Có 2 loại virus Herpes Simplex là:
Virus Herpes Simplex type 1 (HSV-1): Thường gây các bệnh mụn rộp, lở loét ở xung quanh môi và miệng.

Virus Herpes Simplex type 2 (HSV-2): Thường gây mụn rộp, lở loét tại vị trí xung quanh bộ phận sinh dục, có thể ở cả trực tràng.

Theo tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ước tính có khoảng 3.7 tỷ dưới 50 tuổi nhiễm virus Herpes Simplex type 1 (HSV-1) và 491 triệu người trong độ tuổi từ 15 đến 49 nhiễm virus Herpes Simplex type 2 (HSV-2). Hầu hết các trường hợp nhiễm Herpes ở vùng miệng và quanh sinh dục đều không có triệu chứng.

Virus Herpes lây truyền như thế nào?

Hầu hết các HSV-1 chủ yếu lây truyền thông qua tiếp xúc từ miệng sang miệng. Nhưng một số HSV-1 cũng có thể lây thông qua tiếp xúc miệng - sinh dục, gây nhiễm trùng trong hoặc ngoài vùng sinh dục. 

HSV-2 hầu như chỉ lây thông qua tiếp xúc giữa bộ phận sinh dục và bộ phận sinh dục thông qua quan hệ tình dục. Hậu quả là gây nhiễm trùng, xuất hiện mụn rộp ở vùng sinh dục và hậu môn. Nhiễm HSV-2 làm tăng nguy cơ mắc phải HIV nếu như chẳng may tiếp xúc với nguồn gây bệnh. 

Một số bệnh dễ nhầm với virus Herpes

Một số bệnh đường sinh dục sau dễ bị nhầm lẫn với nhiễm virus Herpes

Nhiễm nấm âm đạo

Người nhiễm nấm âm đạo tái phát thường bị nhầm lẫn với trường hợp mụn rộp sinh dục. Đặc biệt là khi nhiễm nấm lây ra phía ngoài âm hộ. Tuy nhiên khác với nhiễm Herpes, nhiễm nấm âm đạo có thể được điều trị bằng thuốc.

Nhiễm vi khuẩn gây viêm âm đạo

Viêm âm đo do vi khuẩn làm mất cân bằng của hệ vi khuẩn bình thường. Mặc dù không được coi là bệnh lây truyền qua đường tình dục nhưng viêm âm đạo có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh lây qua đường tình dục.

Giống như Herpes, viêm âm đạo thường không có triệu chứng. Một số triệu chứng có thể gặp như tăng tiết dịch âm đạo, cảm giác đau ngứa hoặc rát khi quan hệ tình dục. Phía ngoài âm hộ ngứa ngáy làm nhiều người lầm tưởng với nhiễm Herpes. Giống nhiễm nấm âm đạo, viêm âm đạo có thể điều trị được bằng thuốc.

Nhiễm trùng roi Trichomonas

Giống như các bệnh trên, nhiễm trùng roi thường không có triệu chứng. Một số triệu chứng ngứa, rát vùng sinh dục, tiết nhiều dịch âm đạo cũng khiến người bệnh nhầm tưởng với nhiễm Herpes. Nhiễm trùng roi có thể điều trị bằng thuốc.

Bệnh giang mai

Triệu chứng ban đầu của bệnh giang mai nguyên phát có thể nhầm lẫn với nhiễm Herpes. Khi chuyển sang giai đoạn tiếp theo (giai đoạn thứ phát) thì bệnh giang mai có các triệu chứng như nổi hạch, sốt. Bệnh có thể được điều trị khỏi nếu phát hiện sớm.

Các biến chứng có thể xảy ra khi nhiễm Herpes sinh dục

Khi nhiễm Herpes, bạn có thể sẽ phải đối mặt với một số nguy cơ như tiềm ẩn như 

Tăng nguy cơ nhiễm HIV

HSV-2 và HIV đã được chứng minh là có tác động đến nhau. Nguy cơ nhiễm HIV có thể tăng lên gấp 3 lần ở người mắc HSV-2. 

HSV-2 cũng được phát hiện ở khoảng 60% đến 90% người bệnh HIV. Biến chứng khi nhiễm cả 2 bệnh này cũng nguy hiểm hơn. Người bệnh có thể gặp phải các tổn thương như viêm màng não, viêm gan, hoại tử võng mạc hoặc nhiễm trùng lan tỏa.

Ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh

Herpes xảy ra ở trẻ sơ sinh là rất hiếm, ước tính trong 100.000 ca có khoảng 10 ca mắc. Mặc dù là tình trạng hiếm xong trẻ sơ sinh mắc Herpes có thể dẫn đến các tổn thương thần kinh lâu dài.

Phòng ngừa Herpes

Mụn rộp sinh dục do Herpes gây ra có thể làm nhiễm trùng và gây ra xa cách xã hội. Theo thời gian, hầu hết mọi người sẽ thích nghi với việc sống chung với mụn rộp này. Trên hết, cần chủ động phòng và ngăn ngừa lây nhiễm HSV. Một số biện pháp phòng ngừa và làm giảm lây lan virus Herpes như:

  • Tình dục an toàn chung thủy, một bạn tình.
  • Sử dụng bao cao su hợp lý để phòng ngừa và làm giảm nguy cơ lây bệnh.
  • Nếu bạn đang trong thời kỳ bùng phát thì hạn chế tiếp xúc với người khác, không dùng chung bất kỳ vật dụng, quần áo nào để tránh nguy cơ lây nhiễm cho người khác.
  • Phụ nữ mang thai nếu có dấu hiệu mụn rộp phần sinh dục thì cần đến bác sĩ chuyên khoa để khám, ngăn ngừa nguy cơ khiến trẻ sơ sinh mắc Herpes.

Mặc dù hiện nay vẫn chưa có phương pháp điều trị triệt để Herpes nhưng chúng ta vẫn có thể làm giảm các triệu chứng của bệnh. Điều quan trọng là phòng bệnh hơn chữa bệnh, không tự ý "làm bác sĩ". Nếu có dấu hiệu mụn rộp, nở loét, ngứa đau vùng sinh dục thì hãy đến cơ sở y tế để thăm khám vì rất có thể bạn đang không bị nhiễm Herpes mà là một tình trạng khác.



Bài viết LIÊN QUAN

Xem thêm
Mua 10 tặng 3 sản phẩm Symtoin dưỡng ẩm sâu, tái tạo da, hạn chế da khô nứt nẻ với chương trình tri ân đặc biệt từ Dược Melinka

Mua 10 tặng 3 sản phẩm Symtoin dưỡng ẩm sâu, tái tạo da, hạn chế da khô nứt nẻ với chương trình tri ân đặc biệt từ Dược Melinka

Mua 10 tặng 3 sản phẩm Symtoin dưỡng ẩm sâu, tái tạo da, hạn chế da khô nứt nẻ với chương trình tri ân đặc biệt từ Dược Melinka + Tặng 03 tuýt Symtoin + Tặng 01 mèo thần tài trị giá 100k hoặc bộ bát phát lộc 200k + Miễn phí ship toàn quốc

Giải quyết vấn đề mất ngủ hậu Covid-19

Giải quyết vấn đề mất ngủ hậu Covid-19

Hậu Covid-19 gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe, đặc biệt là với những người bị sẵn các bệnh nền như thần kinh, khớp, gan, tim mạch… Một trong những tình trạng mà bệnh nhân hậu Covid có lẽ phải đối mặt đó là chứng mất ngủ. Vậy giải quyết vấn đề mất ngủ này như thế nào?

Tái nhiễm Covid-19: Ai là người có nguy cơ cao?

Tái nhiễm Covid-19: Ai là người có nguy cơ cao?

Không chỉ có biến chủng Delta, sự xuất hiện của biến chủng Omicron và thế hệ lai của chúng là hồi chuông cảnh báo nguy cơ có thể tái nhiễm Covid-19 ở người từng mắc bệnh. Vậy trong những người từng mắc Covid-19, đối tượng nào sẽ có nguy cơ cao tái nhiễm Covid-19?

Mắc Covid-19 lần 2 có nguy hiểm không?

Mắc Covid-19 lần 2 có nguy hiểm không?

Hiện nay mặc dù đã có các loại vaccine phòng Covid-19 nhưng có nhiều trường hợp mặc dù đã tiêm vaccine nhưng vẫn nhiễm bệnh. Một số người dù đã khỏi covid-19 nhưng lại có dấu hiệu mắc lần 2. Vậy nếu tái nhiễm covid-19 có nguy hiểm không? Cùng Melinka tìm hiểu trong bài viết sau.