CÔNG TY CỔ PHẦN LIÊN KẾT THIẾT BỊ Y TẾ MELINKA GROUP

Những điều cần lưu ý khi sử dụng tinh dầu tràm trà trên tóc

11/11/2021
Tinh dầu tràm trà có tác dụng điều trị nhiễm trùng da, mụn trứng cá, giúp làm sạch tóc và giúp tóc chắc khỏe. Nhưng không phải ai cũng có thể sử dụng tinh dầu tràm trà và nếu sử dụng không đúng cách sẽ không đem lại được tác dụng tốt. Vậy khi dùng tinh dầu tràm trà cần lưu ý những gì?

Những lợi ích của tinh dầu tràm trà với con người

Từ hàng nghìn năm về trước, con người đã biết sử dụng dịch chiết của các loại thảo dược phục vụ cho mục đích bảo vệ sức khoẻ. Đến tận bây giờ, sử dụng dịch chiết dược liệu vẫn là xu hướng và và là một giải pháp hiệu quả để thay thế cho một số loại thuốc Tây.

Tinh dầu cây trà cũng không ngoại lệ. Nó được chiết xuất từ lá của của cây tràm trà (tên khoa học là Melaleuca alternifolia, họ Sim (Myrtaceae). Tinh dầu có tác dụng hỗ trợ điều trị nhiễm trùng da, mụn trứng cá, nấm da và một số bệnh nhiễm trùng khác. Nó cũng được biết tới nhờ tác dụng làm sạch tóc, giữ tóc chắc khỏe, giảm gãy rụng và ngăn ngừa gầu trên da đầu.

Với nhiều đặc tính tốt, đặc biệt là cho mái tóc mà nhiều sản phẩm chăm sóc tóc hiện nay đã bổ sung thêm tinh dầu tràm trà. Và thật may mắn nếu như loại dầu gội bạn đang dùng có bổ sung loại tinh dầu quý này. 

Sử dụng tinh dầu tràm trà trong dầu gội

Một số loại hoá chất được tìm thấy trong sản phẩm chăm sóc tóc có thể tước đi chất dinh dưỡng cần thiết cho nang tóc. Nếu bạn sử dụng các sản phẩm này thường xuyên, nó có thể khiến tóc bạn có nguy cơ gãy rụng.

Sử dụng một lượng nhỏ tinh dầu tràm trà bôi lên thân tóc giúp ngăn ngừa sự tích tụ của hoá chất và tế bào chết. Điều này giúp giữ ẩm cho tóc và giúp tóc khỏe mạnh. 

Gàu hình thành do sự tích tụ của lớp da khô có vảy trên đầu. Nếu không được điều trị, lớp da chết tích tụ sẽ cản trở sự phát triển của tóc. Dầu gội chứa tinh dầu tràm trà có thể kháng nấm và kháng khuẩn, loại bỏ những yếu tố thẩy tạo da chết trên da đầu.

Tuy nhiên có một điều lưu ý rằng. Mặc dù tinh dầu tràm trà có thể cải thiện rụng tóc nhưng không có khả năng kích thích mọc tóc ở những người bị hói (rụng tóc do di truyền). Bên cạnh đó, với những người bị mắc chứng rậm lông do dư thừa nội tiết, việc xịt tinh dầu oải hương và tinh dầu tràm trà 2 lần mỗi ngày giúp giảm đường kính lông mọc, cải thiện biểu hiện của chứng rậm lông.

Cách sử dụng tinh dầu tràm trà trên tóc - Dùng sao cho đúng

Với mục đích giảm gàu, hãy sử dụng dầu gội có chứa 5% tinh dầu tràm trà lên tóc. Duy trì gội 3 phút mỗi lần và sử dụng đều đặn trong vòng hơn 1 tháng.

Với người mong muốn có mái tóc khỏe mạnh, hãy sử dụng tinh dầu tràm trà pha với một loại tinh dầu khác (ví dụ như tinh dầu hạnh nhân) với tỉ lệ 1:1. Sử dụng hỗn hợp mỗi ngày để đạt hiệu quả tốt nhất. Hãy sử dụng chúng như dầu dưỡng, bôi lên chân tóc sau khi gội đầu xong.

Lưu ý khi sử dụng tinh dầu tràm trà bạn cần biết

Mặc dù tinh dầu tràm trà mang đến nhiều lợi ích nhưng có một số lưu ý khi sử dụng chúng như:

  • Không ăn tinh dầu tràm trà. Nếu nuốt phải nó, cơ thể bạn có thể mất kiểm soát, mất thăng bằng, thậm chí là khiến bạn hôn mê. Loại dầu này chỉ được dùng bôi tại chỗ và nhớ phải để xa tầm tay trẻ em. 
  • Tinh dầu tràm trà để bên ngoài không khí sẽ bị oxy hoá. Nếu bạn có ý định sử dụng loại tinh dầu này nên tìm và sử dụng từ cây tràm trà tươi, sẽ ít khả năng gây dị ứng hơn là dầu đã bị oxy hoá. Trước khi dùng hãy thoa thử tinh dầu tràm trà lên vùng bụng tay và theo dõi từ 12 đến 24 giờ xem có phản ứng bất thường nào xảy ra hay không. Nếu vùng da đó bị bỏng hoặc mẩn ngứa, phát ban thì hãy tránh sử dụng loại tinh dầu này.
  • Nếu bạn bị dị ứng với benzoin, eucalyptol hoặc một số cây của thuộc chi myrtle thì khả năng cao bạn sẽ bị dị ứng với tràm trà.
  • Sử dụng tinh dầu tràm trà có một số tác dụng phụ có thể gặp như tiêu chảy, buồn ngủ, run cơ, mệt mỏi, phát ban.

Lưu ý khi dùng tinh dầu tràm trà cho phụ nữ có thai và cho con bú

Chưa có báo cáo đầy đủ về các sự cố có thể gặp khi dùng tinh dầu tràm trà cho phụ nữ có thai và người cho con bú. Nhưng các chuyên gia khuyên rằng phụ nữ mang thai và cho con bú nên thận trọng khi sử dụng tinh dầu tràm trà. Hãy hỏi bác sĩ nếu bạn muốn dùng thử dầu cây trà trên tóc.


Trên đây là một số thông tin cần lưu ý khi sử dụng tinh dầu tràm trà trên tóc. Hy vọng bài viết mang đến những thông tin bổ ích về tinh dầu tràm trà cho bạn.
 



Bài viết LIÊN QUAN

Xem thêm
Mua 10 tặng 3 sản phẩm Symtoin dưỡng ẩm sâu, tái tạo da, hạn chế da khô nứt nẻ với chương trình tri ân đặc biệt từ Dược Melinka

Mua 10 tặng 3 sản phẩm Symtoin dưỡng ẩm sâu, tái tạo da, hạn chế da khô nứt nẻ với chương trình tri ân đặc biệt từ Dược Melinka

Mua 10 tặng 3 sản phẩm Symtoin dưỡng ẩm sâu, tái tạo da, hạn chế da khô nứt nẻ với chương trình tri ân đặc biệt từ Dược Melinka + Tặng 03 tuýt Symtoin + Tặng 01 mèo thần tài trị giá 100k hoặc bộ bát phát lộc 200k + Miễn phí ship toàn quốc

Giải quyết vấn đề mất ngủ hậu Covid-19

Giải quyết vấn đề mất ngủ hậu Covid-19

Hậu Covid-19 gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe, đặc biệt là với những người bị sẵn các bệnh nền như thần kinh, khớp, gan, tim mạch… Một trong những tình trạng mà bệnh nhân hậu Covid có lẽ phải đối mặt đó là chứng mất ngủ. Vậy giải quyết vấn đề mất ngủ này như thế nào?

Tái nhiễm Covid-19: Ai là người có nguy cơ cao?

Tái nhiễm Covid-19: Ai là người có nguy cơ cao?

Không chỉ có biến chủng Delta, sự xuất hiện của biến chủng Omicron và thế hệ lai của chúng là hồi chuông cảnh báo nguy cơ có thể tái nhiễm Covid-19 ở người từng mắc bệnh. Vậy trong những người từng mắc Covid-19, đối tượng nào sẽ có nguy cơ cao tái nhiễm Covid-19?

Mắc Covid-19 lần 2 có nguy hiểm không?

Mắc Covid-19 lần 2 có nguy hiểm không?

Hiện nay mặc dù đã có các loại vaccine phòng Covid-19 nhưng có nhiều trường hợp mặc dù đã tiêm vaccine nhưng vẫn nhiễm bệnh. Một số người dù đã khỏi covid-19 nhưng lại có dấu hiệu mắc lần 2. Vậy nếu tái nhiễm covid-19 có nguy hiểm không? Cùng Melinka tìm hiểu trong bài viết sau.