Quá trình lành vết thương cơ bản gồm 4 giai đoạn diễn ra liên tiếp.
Trong giai đoạn này, các thành mạch thu hẹp để hạn chế máu chảy ra ngoài. Trong vài phút đầu, các tế bào máu là tiểu cầu sẽ được huy động đến vị trí có vết vỡ thành mạch. Protein trong máu giống như keo làm tiểu cầu kết tụ lại và dính và vết nứt. Quá trình này tạo thành cục máu đông, bịt kín vết thương đang chảy máu.
Các tiểu cầu sẽ giải phóng các hoá chất đặc biệt gây viêm. Đó là lý do tại sao bạn có thể thấy một số vết sưng đỏ xung quanh vết thương. Bạch cầu được huy động đến hiện trường để làm sạch vết thương. Các tế bào bạch cầu cũng giúp cơ thể tạo ra các hóa chất được gọi là yếu tố tăng trưởng giúp sữa chữa vùng bị thương.
Các tế bào mới di chuyển đến vết thương để bắt đầu xây dựng làn da mới. Chúng cung cấp cho vết thương oxy và chất dinh dưỡng. Các “sứ giả” hoá học chỉ đạo tế bào tạo ra collagen - một loại protein giống như giàn giáo để xây dựng lại khu vực bị tổn thương.
Giai đoạn cuối cùng của quá trình chữa bệnh là làm cho làn da mới khỏe hơn. Quá trình chữa lành hoàn toàn có thể mất vài ngày, vài tháng hoặc thậm chí nhiều năm. Khi tổn thương đã được sửa chữa hoàn toàn, da của bạn sẽ trở lại khỏe mạnh như trước khi bị thương.
Dưới đây là quy trình chăm sóc vết thương đúng cách tại nhà được các chuyên gia khuyến cáo thực hiện.
Chăm sóc vết thương bước 1: Cầm máu
Rửa sạch tay bằng xà phòng và nước. Sau đó tiến hành cầm máu. Dùng miếng băng gạc hoặc vải sạch ấn nhẹ lên vùng da chảy máu. Nếu máu thấm qua gạc hãy lấy thêm một miếng gạc khác giữ lên trên. Tiến hành cầm máu trong một vài phút.
Làm sạch bụi bẩn và mảnh vụn trong vết thương để ngăn ngừa nhiễm trùng. Rửa vết cắt dưới vòi nước chảy hoặc sử dụng khăn lau không chứa cồn, hoặc sử dụng miếng gạc vô trùng đã làm ẩm để lau sạch vết thương. Không sử dụng chất sát trùng để rửa vì có thể gây kích ứng cho da của bạn.
Cho một chút xà phòng vào khăn và rửa xung quanh vị trí bị thương. Chú ý không được để xà phòng dính vào vết thương. Không sử dụng hydrogen peroxide hoặc i-ốt. Bởi nó có thể gây kích ứng da tổn thương.
Sau khi rửa xong, thấm nhẹ nhàng vùng da bằng khăn sạch khô hoặc khăn giấy. Không dùng bông gòn vì các mảnh bông gòn có thể bị kẹt vào vết thương.
Nếu bạn thấy bụi bẩn hay các mảng vụn ở vết cắt, hãy dùng nhíp đã được làm sạch bằng cồn để nhẹ nhàng gắp chúng ra.
Dùng tay thoa nhẹ nhàng 1 lớp mỏng kem thuốc thuốc mỡ kháng sinh như Polysporin hoặc Neosporin lên vết cắt. Thao tác này không giúp bạn chữa lành nhanh hơn, nhưng nó sẽ ngăn ngừa nhiễm trùng. Thuốc mỡ cũng giúp giữ ẩm cho làn da. Có một số người nhạy cảm với thuốc mỡ. Do đó, nếu sau khi bôi có xuất hiện các vết phát ban xung quanh vết cắt, hãy ngừng sử dụng.
Với những vết thương nhỏ, bọn có thể không cần bằng bó. Nhưng nếu vết thương của bạn ở vị trí dễ bị cọ xát với quần áo hoặc có thể bị bẩn - như trên đầu gối hoặc bàn tay của bạn, hãy đắp một miếng gạc hoặc băng vô trùng lên vị trí đó.
Băng giữ cho vùng da ẩm ướt, giúp ngăn ngừa đóng vảy và sẹo. Băng cũng sẽ ngăn vi khuẩn và ngăn ngừa nhiễm trùng. Đối với những vết cắt sâu hơn, hãy sử dụng băng "bướm" để giữ da đóng lại.
Thay băng ít nhất một lần mỗi ngày để giữ cho vết thương sạch sẽ. Nếu băng cũ bị ướt hoặc bị bẩn cần thay luôn. Làm sạch tay bằng xà phòng trước khi thay băng. Cố gắng không chạm vào vết thương.
Bất kỳ vết thương hở nào trên da đều có thể bị nhiễm trùng. Khi vết thương của bạn đã lành nhưng lại xuất hiện những dấu hiệu sau thì cần đến bạn sĩ kiểm tra ngay:
Trên đây là quy trình chăm sóc vết thương đúng cách tại nhà. Hy vọng bài viết giúp bạn biết cách tự xử trí, chăm sóc đúng cách vết thương của bản thân và gia đình bạn.
Mua 10 tặng 3 sản phẩm Symtoin dưỡng ẩm sâu, tái tạo da, hạn chế da khô nứt nẻ với chương trình tri ân đặc biệt từ Dược Melinka + Tặng 03 tuýt Symtoin + Tặng 01 mèo thần tài trị giá 100k hoặc bộ bát phát lộc 200k + Miễn phí ship toàn quốc
Hậu Covid-19 gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe, đặc biệt là với những người bị sẵn các bệnh nền như thần kinh, khớp, gan, tim mạch… Một trong những tình trạng mà bệnh nhân hậu Covid có lẽ phải đối mặt đó là chứng mất ngủ. Vậy giải quyết vấn đề mất ngủ này như thế nào?
Không chỉ có biến chủng Delta, sự xuất hiện của biến chủng Omicron và thế hệ lai của chúng là hồi chuông cảnh báo nguy cơ có thể tái nhiễm Covid-19 ở người từng mắc bệnh. Vậy trong những người từng mắc Covid-19, đối tượng nào sẽ có nguy cơ cao tái nhiễm Covid-19?
Hiện nay mặc dù đã có các loại vaccine phòng Covid-19 nhưng có nhiều trường hợp mặc dù đã tiêm vaccine nhưng vẫn nhiễm bệnh. Một số người dù đã khỏi covid-19 nhưng lại có dấu hiệu mắc lần 2. Vậy nếu tái nhiễm covid-19 có nguy hiểm không? Cùng Melinka tìm hiểu trong bài viết sau.