CÔNG TY CỔ PHẦN LIÊN KẾT THIẾT BỊ Y TẾ MELINKA GROUP

Test nhanh kháng nguyên và RT-PCR trong sàng lọc Covid-19: Khác nhau như thế nào?

12/01/2022
Hiện nay test nhanh kháng nguyên và RT-PCR là hai phương pháp để kiểm chứng SARS-CoV-2 được Bộ Y tế cấp phép thực hiện. Tuy nhiên có nhiều người chưa biết hai phương pháp này khác nhau như thế nào. Chính bởi vậy khi có nhu cầu làm xét nghiệm, họ cũng không biết nên lựa chọn hình thức xét nghiệm nào. Sau đây Melinka xin chỉ ra những điểm khác nhau của test nhanh kháng nguyên và RT-PCR để bạn đọc có thể hiểu rõ hơn.

1. Ưu điểm của 2 phương pháp

Phương pháp test nhanh kháng nguyên

  • Hỗ trợ phát hiện ca nhiễm SARS-CoV-2 do độ đặc hiệu của xét nghiệm cao
  • Phương pháp thực hiện dễ dàng, có thể thực hiện tại các điểm lấy mẫu di động hoặc có thể tự thực hiện tại nhà.
  • Cho kết quả xét nghiệm nhanh chóng, thông thường là dưới 30 phút.
  • Chi phi phải chăng, ít tốn kém hơn RT-PCR.

Phương pháp RT- PCR

  • Phương pháp có giá trị cao, được dùng trong khẳng định chẩn đoán Covid-19
  • Độ nhạy và độ đặc hiệu cao hơn so với phương pháp test nhanh  kháng nguyên.

2. Hạn chế của 2 phương pháp

Phương pháp test nhanh kháng nguyên

  • Test nhanh kháng nguyên được sử dụng với mục đích rà soát cộng đồng, phương pháp này có độ nhạy kém hơn RT-PCR. Điều đó có nghĩa là trong trường hợp cần khẳng định chẩn đoán Covid-19 thì cần phải thực hiện thêm xét nghiệm RT-PCR để có kết quả tốt nhất.
  • Với những người đã bị covid đang điều trị, kết quả thu được từ xét nghiệm kháng nguyên dù có âm tính cũng không được sử dụng làm bằng chứng để kết thúc cách ly.

Phương pháp RT-PCR

  • Thời gian trả kết quả lâu, thông thường là sau 4 đến 5 tiếng.
  • Chỉ có thể thực hiện tại các đơn vị có thiết bị, cơ sở hạ tầng tốt và được thực hiện bởi các cán bộ lành nghề.
  • Chi phí cao hơn so với thực hiện xét nghiệm test nhanh kháng nguyên.

3. Đối tượng sử dụng

Xét nghiệm test nhanh kháng nguyên

  • Người tiếp xúc trực tiếp với người nhiễm Covid-19 nhưng chưa được thực hiện xét nghiệm RT-PCR trong thời gian ngắn.
  • Người đến các cơ sở khám bệnh để thực hiện thủ thuật hay phẫu thuật khẩn cấp cần phải test nhanh để sàng lọc nguy cơ nhiễm Covid-19.
  • Người có nguy cơ nhiễm cao hoặc di chuyển nhiều như: người lao động làm việc tại môi trường đông đúc, kín gió hoặc người giao hàng, lái xe thường xuyên di chuyển liên tỉnh.

Xét nghiệm RT-PCR

  • Người tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân Fo có nguy cơ lây nhiễm cao.
  • Người nghi nhiễm SARS-CoV-2 do có các dấu hiệu, triệu chứng của bệnh như sốt, ho…
  • Những người đi từ các nước có dịch thực hiện nhập cảnh vào Việt Nam.
  • Những người cần thực hiện xét nghiệm RT-PCR khác theo chỉ định của các bác sĩ, của cơ quan y tế.

4. Thời gian trả kết quả

Phương pháp test nhanh kháng nguyên
Phương pháp này trả kết quả nhanh chóng, sau khoảng 15 đến 30 phút.

Phương pháp RT-PCR
Thời gian nhập kết quả lâu hơn, sau khoảng 4 đến 6 giờ.

5. Cách lấy mẫu xét nghiệm

Phương pháp test nhanh kháng nguyên
Thực hiện lấy dịch tỵ hầu, dịch họng hoặc nước bọt hay các mẫu bệnh phẩm khác theo khuyến cáo từ phía nhà sản xuất loại test.

Phương pháp RT-PCR
Thực hiện lây dịch họng, dịch tỵ hầu hoặc dịch tại phế quản để làm xét nghiệm.

6.Độ phức tạp của từng phương pháp xét nghiệm

Test nhanh kháng nguyên
Phương pháp khả đơn giản, có thể tự thực hiện tại nhà, không cần các thiết bị máy móc phức tạp.

Phương pháp RT-PCR
- Phức tạp, khó thực hiện, máy móc hiện đại

Trên đây là một số thông tin về điểm khác nhau của hai phương pháp xét nghiệm là test nhanh Covid-19 và RT-PCR. Hy vọng bài viết đem đến thông tin hữu ích để bạn đọc có thể phân biệt được và khi muốn test Covid-19 có thể chủ động chọn được phương pháp test phù hợp.
 



Bài viết LIÊN QUAN

Xem thêm
Mua 10 tặng 3 sản phẩm Symtoin dưỡng ẩm sâu, tái tạo da, hạn chế da khô nứt nẻ với chương trình tri ân đặc biệt từ Dược Melinka

Mua 10 tặng 3 sản phẩm Symtoin dưỡng ẩm sâu, tái tạo da, hạn chế da khô nứt nẻ với chương trình tri ân đặc biệt từ Dược Melinka

Mua 10 tặng 3 sản phẩm Symtoin dưỡng ẩm sâu, tái tạo da, hạn chế da khô nứt nẻ với chương trình tri ân đặc biệt từ Dược Melinka + Tặng 03 tuýt Symtoin + Tặng 01 mèo thần tài trị giá 100k hoặc bộ bát phát lộc 200k + Miễn phí ship toàn quốc

Giải quyết vấn đề mất ngủ hậu Covid-19

Giải quyết vấn đề mất ngủ hậu Covid-19

Hậu Covid-19 gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe, đặc biệt là với những người bị sẵn các bệnh nền như thần kinh, khớp, gan, tim mạch… Một trong những tình trạng mà bệnh nhân hậu Covid có lẽ phải đối mặt đó là chứng mất ngủ. Vậy giải quyết vấn đề mất ngủ này như thế nào?

Tái nhiễm Covid-19: Ai là người có nguy cơ cao?

Tái nhiễm Covid-19: Ai là người có nguy cơ cao?

Không chỉ có biến chủng Delta, sự xuất hiện của biến chủng Omicron và thế hệ lai của chúng là hồi chuông cảnh báo nguy cơ có thể tái nhiễm Covid-19 ở người từng mắc bệnh. Vậy trong những người từng mắc Covid-19, đối tượng nào sẽ có nguy cơ cao tái nhiễm Covid-19?

Mắc Covid-19 lần 2 có nguy hiểm không?

Mắc Covid-19 lần 2 có nguy hiểm không?

Hiện nay mặc dù đã có các loại vaccine phòng Covid-19 nhưng có nhiều trường hợp mặc dù đã tiêm vaccine nhưng vẫn nhiễm bệnh. Một số người dù đã khỏi covid-19 nhưng lại có dấu hiệu mắc lần 2. Vậy nếu tái nhiễm covid-19 có nguy hiểm không? Cùng Melinka tìm hiểu trong bài viết sau.