CÔNG TY CỔ PHẦN LIÊN KẾT THIẾT BỊ Y TẾ MELINKA GROUP

Thực hư thuốc kháng virus Molnupiravir có thể gây vô sinh

22/02/2022
Thuốc Molnupiravir được bộ y tế cấp phép sử dụng trong hỗ trợ điều trị covid 19. Có nhiều người rỉ tai nhau rằng loại thuốc này có thể gây ra tình trạng yếu sinh lý. Vậy thực hư câu chuyện này ra sao, hãy cùng Melinka giải đáp nhé.

Cơ chế kháng virus của thuốc Molnupiravir

Virus là loài sinh vật có kích thước vô cùng nhỏ cỡ 0,22 đến 0,3 micromet, có cấu tạo gồm lớp vỏ bên ngoài (protein hoặc lipid) và lõi nhân (RNA hoặc DNA, và đôi khi là các enzyme cần thiết cho quá trình nhân lên của virus). Khi xâm nhập vào cơ thể, virus sẽ tấn công vào các tế vào tế bào và sao chép ADN để nhân lên nhanh chóng.

Tất cả các loại thuốc kháng virus đều có bản chất là ngăn chặn sự nhân lên của virus với cơ chế tác dụng khác nhau. Molnupiravir tiêu diệt virus qua cơ chế đánh lừa. Có nghĩa là khi các tế bào virus sao chép và tổng hợp chuỗi RNA, Molnupiravir sẽ giả mạo một phần trong chuỗi ARN, ngăn cản quá trình nhân lên của virus. Khi chúng ta kìm hãm được quá trình nhân lên của virus thì hoạt động miễn dịch có thể chế ngự chúng dễ dàng.

Molnupiravir có thực sự gây yếu sinh lý không?

Tất cả các loại thuốc khi uống vào trong cơ thể đều có thể gây ra những tác dụng bất lợi,  Molnupiravir cũng không loại trừ. Nhưng thực chất, nó có gây ảnh hưởng đến chức năng sinh lý không?

Thuốc  Molnupiravir tác động vào virus bằng cách đưa đột biến gen lạ vào virus RNA nên nó cũng có thể vô tình đưa luôn các đột biến vào DNA tế bào. Chính vì vậy nó có thể gây ra dị tật bẩm sinh cho trẻ em. Do đó, thuốc này được chống chỉ định với phụ nữ có thai và cho con bú. Khi sử dụng thuốc này trong điều trị Covid, cả nam và nữ giới đều được khuyên rằng phải có biện pháp tránh thai trong và sau 4 ngày dùng thuốc.

Riêng với các đấng mày râu cần lưu ý, thuốc có thể làm ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển của tinh trùng. Do đó, cần có biện pháp tránh thai sau khi ngưng dùng thuốc 3 tháng. Việc dư luận lan truyền về tác hại gây yếu sinh lí của thuốc có thể xuất phát từ nguyên nhân này.

Lời khuyên của chuyên gia y tế

Hiện nay, Covid diễn biến ngày càng phức tạp với nhiều chứng bệnh khác nhau. Việc sử dụng thuốc để chữa bệnh ngày càng phổ biến, trong đó có loại thuốc kháng virus. Dùng thuốc bừa bãi, không rõ nguồn gốc có thể gây tiền mất tật mang.

Thông tin thuốc Molnupiravir gây yếu sinh lí lan tràn trên mạng xã hội là không có cơ sở khoa học và gây hoang mang cho người dùng.

Trong phác đồ điều trị Covid Việt Nam, có 03 loại thuốc kháng virus được Bộ y tế cho phép gồm: Molnupiravir, favipiravir, remdesivir...Tất cả các loại thuốc được sử dụng để điều trị Covid đều là những loai thuốc mới nghiên cứu nên cần có thời gian để theo dõi thêm tác dụng và độc tính.

Bệnh nhân Fo tuyệt đối không được tự ý mua thuốc về để điều trị, mà cần có sự hướng dẫn và theo dõi của bác sĩ.

Đối với những bệnh nhân mắc covid nhẹ, không có triệu chứng thì không cần thiết phải sử dụng loại thuốc này.

Chăm sóc cơ thể khỏe mạnh là điều cần thiết để ngăn ngừa nguy cơ bị bệnh tật và giảm mức độ nặng nhẹ của triệu chứng của bệnh khi mắc Covid. Đặc biệt, bạn cần phải chăm sóc tốt mũi họng vì đây là con đường vi rút tấn công vào phổi gây bệnh. Do đó hãy súc miệng với Samik thường xuyên và sử dụng xịt mũi Navid khi bạn đã bị mắc Covid.



Bài viết LIÊN QUAN

Xem thêm
Mua 10 tặng 3 sản phẩm Symtoin dưỡng ẩm sâu, tái tạo da, hạn chế da khô nứt nẻ với chương trình tri ân đặc biệt từ Dược Melinka

Mua 10 tặng 3 sản phẩm Symtoin dưỡng ẩm sâu, tái tạo da, hạn chế da khô nứt nẻ với chương trình tri ân đặc biệt từ Dược Melinka

Mua 10 tặng 3 sản phẩm Symtoin dưỡng ẩm sâu, tái tạo da, hạn chế da khô nứt nẻ với chương trình tri ân đặc biệt từ Dược Melinka + Tặng 03 tuýt Symtoin + Tặng 01 mèo thần tài trị giá 100k hoặc bộ bát phát lộc 200k + Miễn phí ship toàn quốc

Giải quyết vấn đề mất ngủ hậu Covid-19

Giải quyết vấn đề mất ngủ hậu Covid-19

Hậu Covid-19 gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe, đặc biệt là với những người bị sẵn các bệnh nền như thần kinh, khớp, gan, tim mạch… Một trong những tình trạng mà bệnh nhân hậu Covid có lẽ phải đối mặt đó là chứng mất ngủ. Vậy giải quyết vấn đề mất ngủ này như thế nào?

Tái nhiễm Covid-19: Ai là người có nguy cơ cao?

Tái nhiễm Covid-19: Ai là người có nguy cơ cao?

Không chỉ có biến chủng Delta, sự xuất hiện của biến chủng Omicron và thế hệ lai của chúng là hồi chuông cảnh báo nguy cơ có thể tái nhiễm Covid-19 ở người từng mắc bệnh. Vậy trong những người từng mắc Covid-19, đối tượng nào sẽ có nguy cơ cao tái nhiễm Covid-19?

Mắc Covid-19 lần 2 có nguy hiểm không?

Mắc Covid-19 lần 2 có nguy hiểm không?

Hiện nay mặc dù đã có các loại vaccine phòng Covid-19 nhưng có nhiều trường hợp mặc dù đã tiêm vaccine nhưng vẫn nhiễm bệnh. Một số người dù đã khỏi covid-19 nhưng lại có dấu hiệu mắc lần 2. Vậy nếu tái nhiễm covid-19 có nguy hiểm không? Cùng Melinka tìm hiểu trong bài viết sau.