Dáng đi bàn chân đặt xuống mặt đất trước
Thông thường khi bước đi, gót chân sẽ là vị trí tiếp xúc với mặt đất trước tiên. Tuy nhiên, một số người có bàn chân đặt xuống trước lại là dấu hiệu cho thấy cơ thể đang bị suy yếu.
Bàn chân đặt xuống trước có thể là kết quả của việc thoái hóa cột sống. Đĩa đệm bị nhô ra sẽ chèn lên dây thần kinh, gây tổn thương chức năng cơ, từ đó tiềm ẩn nguy cơ khiến người bệnh xuất hiện đột quỵ.
Dáng đi bước ngắn
Người có dáng bước ngắn có thể là dấu hiệu cho thấy cơ thể đang gặp vấn đề ở đầu gối, hông. Một số nguyên nhân dẫn đến tổn thương này như chấn thương, khuân vác vật nặng gây áp lực lớn lên vùng dưới, thoái hoá xương khớp.
Dáng đi lạch bạch
Người có bàn chân phẳng hay có dáng đi lạch bạch. Tuy nhiên một số lại là hậu quả của bệnh xương khớp như viêm khớp, gãy xương. Một số khác là do tập luyện quá mức, đi bộ quá nhiều khiến cẳng chân và chân đau nhức, giảm linh hoạt.
Dáng đi hình chữ X
Người có dáng đi hình chữ X hay hình cái kéo có đặc điểm: hai đùi khép lại, chân bắt chéo nhau, khi bước đi giường như chỉ chạm mu bàn chân. Dáng đi này có thể gặp ở người bị bại não hoặc bị các bệnh liên quan đến thần kinh.
Dáng đi hình chữ X có thể được cải thiện thông qua việc làm phẫu thuật chỉnh hình hoặc nếu nhẹ thì có thể dùng một số loại thuốc (ví dụ như thuốc giảm co cứng).
Dáng đi trì trệ
Dáng đi trì trệ, khó nhấc chân khỏi sàn là dấu hiệu của tuổi già. Nhưng một số bệnh nhân bị Parkinson, sa sút trí tuệ trầm trọng cũng có dáng đi này.
Tốc độ đi trung bình của con người là khoảng 0.9 m/s. Theo các chuyên gia, những người có tốc độ đi chậm (khoảng 0.6 m/s) thường có tuổi thọ thấp hơn.
Đi nhón chân
Thay vì đi bằng lòng bàn chân, người đi bằng mũi bàn chân thường cho thấy các vấn đề về cột sống, căng cơ hay não bị tổn thương…
Trẻ em mới chập chững bước đi có thể sẽ đi kiểu nhón chân. Do vậy nếu phụ huynh bắt gặp bé nhà mình có dáng đi này thì không cần quá lo lắng. Nếu như bé lớn dần nhưng dáng đi nhón chân không thay đổi thì bố mẹ có thể đưa con tới chuyên khoa nhi để thực hiện các kiểm tra sức khỏe cần thiết.
Có nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người chăm chỉ đi bộ và tập luyện thể thao không chỉ có dáng người săn chắc mà khả năng đạt cực khoái cũng dễ hơn. Những người này thường có dáng đi mạnh mẽ, nhanh nhẹn.
Ngược lại những người có dáng đi cứng nhắc luôn kiềm chế bản thân lại là người ít khi chủ động trong chuyện “yêu”.
Thông qua dáng đi phần nào cũng hé lội được tính cách của con người. Liệu bạn có tính cách như thế nào?
Người có tính cách hòa đồng, vui vẻ thường có dáng đi thẳng, nhanh nhẹn. Người hay chắp tay sau lưng thường có tính cách ôn hòa. Họ thường có những thành công nhất định trong cuộc sống và sự nghiệp.
Người có dáng đi chậm chạp, nhìn trước ngó sau thường là người ngại giao tiếp. Điều này khiến họ gặp nhiều khó khăn trong công việc cũng như cuộc sống.
Người có dáng đi gót chân vướng vào nhau, hai đầu bàn chân hướng ra ngoài thường có tính cách khá bảo thủ. Đôi khi có thể kèm theo tính cách gia trưởng.
Dáng đi không thể phản ánh hoàn toàn tính cách. Nhưng thông qua dáng đi, ta có thể dự đoán phần nào tính cách cũng như tình trạng sức khỏe của một ai đó. Chúng giúp bạn chủ động trong cách ứng xử với mọi người hoặc có thể đưa lời khuyên cho một ai đó về vấn đề sức khỏe, để họ cảnh giác và có thể thực hiện thăm khám kịp thời.
Hãy nhìn vào gương và rèn luyện dáng đi chuẩn vừa đẹp vừa tốt cho xương khớp nhé.
Vị trí đầu: đầu thẳng, mắt không nhìn xuống dưới bàn chân. Tầm nhìn duy trì ở vị trí 3 đến 6 mét hướng về phía trước. Tư thế như vậy có thể hỗ trợ nâng đỡ đầu, làm giảm trọng lượng và áp lực lên cổ.
Vị trí ngực: Ưỡn thẳng
Vị trí vai: vai thả lỏng thoải mái, không nhô lên trước hay thụt về sau, giữ vai cân bằng. Nếu bạn không thể nhìn được có thể nhờ bạn bè giúp. Tư thế chuẩn là tai, vai, hông phải cùng nằm trên một đường thẳng.
Dáng đi thể hiện một phần sức khỏe của cơ thể. Hãy chủ động rèn cho mình một tư thế, dáng đi chuẩn để vừa đẹp vừa khỏe bạn nhé!
Mua 10 tặng 3 sản phẩm Symtoin dưỡng ẩm sâu, tái tạo da, hạn chế da khô nứt nẻ với chương trình tri ân đặc biệt từ Dược Melinka + Tặng 03 tuýt Symtoin + Tặng 01 mèo thần tài trị giá 100k hoặc bộ bát phát lộc 200k + Miễn phí ship toàn quốc
Hậu Covid-19 gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe, đặc biệt là với những người bị sẵn các bệnh nền như thần kinh, khớp, gan, tim mạch… Một trong những tình trạng mà bệnh nhân hậu Covid có lẽ phải đối mặt đó là chứng mất ngủ. Vậy giải quyết vấn đề mất ngủ này như thế nào?
Không chỉ có biến chủng Delta, sự xuất hiện của biến chủng Omicron và thế hệ lai của chúng là hồi chuông cảnh báo nguy cơ có thể tái nhiễm Covid-19 ở người từng mắc bệnh. Vậy trong những người từng mắc Covid-19, đối tượng nào sẽ có nguy cơ cao tái nhiễm Covid-19?
Hiện nay mặc dù đã có các loại vaccine phòng Covid-19 nhưng có nhiều trường hợp mặc dù đã tiêm vaccine nhưng vẫn nhiễm bệnh. Một số người dù đã khỏi covid-19 nhưng lại có dấu hiệu mắc lần 2. Vậy nếu tái nhiễm covid-19 có nguy hiểm không? Cùng Melinka tìm hiểu trong bài viết sau.