CÔNG TY CỔ PHẦN LIÊN KẾT THIẾT BỊ Y TẾ MELINKA GROUP

Nước súc miệng nào tốt nhất để chữa viêm lợi

16/10/2021
Theo báo cáo của Viện Răng Hàm Mặt Trung ương, khoảng 90% dân số Việt Nam mắc các bệnh về răng miệng. Các bệnh chủ yếu thường gặp là sâu răng, viêm lợi, viêm nha chu… Lợi có chức năng bảo vệ và che chở cho răng. Lợi bị viêm không những gây đau mà còn tạo ra hơi thở có mùi khó chịu làm bạn cảm thấy ngại ngùng khi giao tiếp. Vậy có cách nào để chữa viêm lợi tại nhà hiệu quả mà không tốn nhiều phí.

Nguyên nhân gây ra viêm lợi

Viêm lợi có nhiều nguyên nhân gây ra, trong đó có 3 thói quen chính dẫn đến tình trạng này là:

Chải răng chưa đúng cách: Chải răng là công việc vệ sinh răng miệng hằng ngày mà hầu hết mọi người đều thực hiện. Nhưng có lẽ vì thói quen chưa đúng từ ngày xưa nên nhiều người vẫn chải răng sai cách. Thao tác và thời gian chải răng là các yếu tố rất quan trọng quyết định đến mức độ sạch của khoang miệng. Theo khuyến cáo của các chuyên gia nha sĩ, mỗi ngày nên thực hiện chải răng tối thiểu 2 lần, 1 lần vào buổi sáng và 1 lần vào buổi tối và mỗi lần trong từ 2-3 phút. Tuy nhiên, có rất nhiều người chỉ thực hiện đánh răng duy nhất vào 1 lần trong ngày hoặc chỉ chải qua loa, đại khái. Ngoài ra, còn có một sai lầm mà rất nhiều người gặp phải khi chải răng đó là chải theo chiều ngang thay vì chiều dọc. Việc chải theo chiều ngang như vậy, sẽ khiến các sợi lông của bàn chải chà sát mạnh vào răng gây hại men răng và nó không thực sự làm sạch các khe của răng miệng. Chính vì vậy, vẫn còn các mảng bám thức ăn, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây ra mùi hôi khó chịu. 

Xỉa răng bằng tăm thay vì dùng chỉ nha khoa: Thói quen dùng tăm để xỉa răng đã có từ thời ông bà ta và đến nay vẫn còn được nhiều người sử dụng. Trong khi đó, chỉ nha khoa còn là khái niệm xa lạ với người dân Việt Nam, đặc biệt là vùng nông thôn nên ít được sử dụng. Tuy nhiên, so với chỉ nha khoa, tăm lại kích thước to hơn nên khi xỉa răng sẽ tạo ra các khe hở làm tụt nướu ở các kẽ răng. Đồng thời việc dùng tăm để xỉa răng cũng không đảm bảo được tính an toàn do các mảnh rằm của tre hoặc nứa làm trầy xước nướu.

Không sử dụng nước súc miệng: Nhiều người nghĩ rằng việc chải răng là đã đủ để làm sạch vi khuẩn trong không miệng. Suy nghĩ đó chưa thực sự đúng bởi vì chải răng chỉ góp 1 phần làm sạch một số bề mặt răng mà không thể làm sạch hoàn toàn đặc biệt là ở kẽ răng, lưỡi và bề mặt sâu bên trong của hàm. Do đó, việc chải răng thông thường là chưa đủ, mà cần phải kết hợp thêm việc súc miệng nữa mới đảm bảo vệ sinh răng nướu toàn diện.

Ngoài ra còn do các thói quen xấu như là hút thuốc lá, ăn các đồ cay nóng hoặc đồ quá nóng hoặc quá lạnh,...cũng là nguyên nhân gây viêm lợi

Cách chữa viêm lợi tại nhà bằng nước súc miệng

Trên thị trường hiện nay, có rất nhiều loại nước súc miệng để làm sạch răng miệng nhưng để lựa chọn loại nước súc miệng nào tốt nhất thì lại là một câu hỏi nhiều người thắc mắc. Hôm nay, Melinka sẽ giới thiệu cho các biết: “Top 03 nước súc miệng tốt nhất được nha sĩ khuyên dùng”.

1. Nước súc miệng Propolinse Nhật Bản

Propoline là một nhãn hiệu nước súc miệng Nhật Bản được nhiều người ưa chuộng. Dòng sản phẩm này có nhiều loại với mẫu mã, hương thơm và tính năng khác nhau nên mọi người có thể tùy chọn sao cho phù hợp với sở thích mỗi người. Tuy vậy, giá thành của loại sản phẩm này khá là đắt so với các dòng súc miệng khác.

2. Nước súc miệng Sieusat Samik

So với các dòng sản phẩm nước súc miệng trên thị trường, Súc miệng Samik có chứa các phân tử nano bạc giúp kháng khuẩn và diệt khuẩn vượt trội. Đồng thời, giá thành cho mỗi lọ Samik nano bạc khá là rẻ, phù hợp với túi tiền của người dân Việt Nam. Sieusat Samik giúp làm sạch và loại bỏ các mảng bám, vi khuẩn trong khoang miệng, bảo vệ răng nướu chắc khỏe, ngăn ngừa các bệnh về răng nướu.

Cách dùng Nước súc miệng Sieusat Samik:

Nước súc miệng rất dễ sử dụng nhưng không phải ai cũng biết dùng đúng cách. Vì vậy, để đảm bảo đạt được hiệu quả tối ưu nhất, bạn thao tác theo các bước sau đây:

- Trước khi súc miệng, bạn nên chải sạch răng trước để loại bỏ các mảng bám thức ăn cơ học.

 Tiếp theo đổ ra cốc hoặc nắp chai khoảng 5-10 ml dung dịch Samik.

- Thực hiện thao tác súc miệng kỹ trong khoang miệng trong vòng 30 giây rồi nhổ đi.

Mỗi ngày bạn nên súc miệng ít nhất 2 lần (sáng và tối) sẽ giúp răng miệng luôn sạch sẽ, thơm tho, tự tin trong giao tiếp.

3. Nước súc miệng và súc họng Betadine.

Do hoạt chất Povidone iodine 2% có khả năng diệt khuẩn cao nên thường được sử dụng với mục đích là làn sạch cổ họng và khoang miệng giúp cải thiện 1 phần triệu chứng của bệnh.

Bạn có thể mua Nước súc miệng Samik tại các nhà thuốc hoặc đặt hàng qua chúng tôi bằng cách truy cập vào website Melinka.vn hoặc liên hệ ngay tới chúng tôi được tư vấn miễn phí nhanh nhất:

Thông tin liên hệ: Công ty cổ phần liên kết thiết bị y tế Melinka Group

- VPGD: Số 15 ngõ 157 Phố Bằng B, Hoàng Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội

- Tel: 0913.388.988 / Hotline: 0818.35.35.83



Bài viết LIÊN QUAN

Xem thêm
Mua 10 tặng 3 sản phẩm Symtoin dưỡng ẩm sâu, tái tạo da, hạn chế da khô nứt nẻ với chương trình tri ân đặc biệt từ Dược Melinka

Mua 10 tặng 3 sản phẩm Symtoin dưỡng ẩm sâu, tái tạo da, hạn chế da khô nứt nẻ với chương trình tri ân đặc biệt từ Dược Melinka

Mua 10 tặng 3 sản phẩm Symtoin dưỡng ẩm sâu, tái tạo da, hạn chế da khô nứt nẻ với chương trình tri ân đặc biệt từ Dược Melinka + Tặng 03 tuýt Symtoin + Tặng 01 mèo thần tài trị giá 100k hoặc bộ bát phát lộc 200k + Miễn phí ship toàn quốc

Giải quyết vấn đề mất ngủ hậu Covid-19

Giải quyết vấn đề mất ngủ hậu Covid-19

Hậu Covid-19 gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe, đặc biệt là với những người bị sẵn các bệnh nền như thần kinh, khớp, gan, tim mạch… Một trong những tình trạng mà bệnh nhân hậu Covid có lẽ phải đối mặt đó là chứng mất ngủ. Vậy giải quyết vấn đề mất ngủ này như thế nào?

Tái nhiễm Covid-19: Ai là người có nguy cơ cao?

Tái nhiễm Covid-19: Ai là người có nguy cơ cao?

Không chỉ có biến chủng Delta, sự xuất hiện của biến chủng Omicron và thế hệ lai của chúng là hồi chuông cảnh báo nguy cơ có thể tái nhiễm Covid-19 ở người từng mắc bệnh. Vậy trong những người từng mắc Covid-19, đối tượng nào sẽ có nguy cơ cao tái nhiễm Covid-19?

Mắc Covid-19 lần 2 có nguy hiểm không?

Mắc Covid-19 lần 2 có nguy hiểm không?

Hiện nay mặc dù đã có các loại vaccine phòng Covid-19 nhưng có nhiều trường hợp mặc dù đã tiêm vaccine nhưng vẫn nhiễm bệnh. Một số người dù đã khỏi covid-19 nhưng lại có dấu hiệu mắc lần 2. Vậy nếu tái nhiễm covid-19 có nguy hiểm không? Cùng Melinka tìm hiểu trong bài viết sau.