Các loại dầu gội trị gàu không giống dầu gội thông thường, chúng có tính tẩy mạnh hơn. Mặc dù đem lại hiệu quả làm sạch da đầu mạnh mẽ nhưng lại là nguyên nhân khiến da đầu mất đi độ ẩm cần thiết. Qua đó kích thích da đầu tiết dầu nhờn.
Dầu nhờn là điều kiện thuận lợi cho nấm malassezia - vi nấm gây gàu phát triển. Sử dụng dầu gội trị gàu không phù hợp không chỉ làm da khô gây bong tróc lớp sừng hình thành gàu, bạn cũng có nguy nhiễm nấm da đầu cao hơn.
Theo bác sĩ da liễu Jessica Wu - trợ lý giáo sư lâm sàng thuộc khoa da liễu thuộc trường Đại học Y khoa Nam California: “Lớp dầu dưỡng ẩm dư thừa và tế bào chết trên da đầu, là một trong những nguyên nhân chính gây nên gàu”. Do đó khi sử dụng dầu gội trị nấm một thời gian mà bạn thấy tóc nhiều gàu hơn và nhanh bị bết thì có thể xem xét khả năng da đầu thiếu ẩm và thay đổi sang một loại dầu gội trị gàu có thêm tác dụng dưỡng ẩm.
Thông thường khi sử dụng dầu gội trị gàu, ít nhất là trong 3 đến 4 tuần đầu, bạn cần sử dụng dầu gội trị gàu đều đặn 3 lần mỗi tuần với mục đích tấn công. Sau đó tùy vào tình trạng gàu trên da đầu mà bạn có thể duy trì sử dụng dầu gội trị gàu 1 đến 2 lần mỗi tuần, kết hợp với dầu gội thường.
Bên cạnh đó, bác sĩ da liễu Beverly Hills Stuart H.Kaplan, M.D cũng khuyên rằng nếu như không gội đầu hằng ngày, các tế bào chết sẽ xen lẫn lớp dầu nhờn sẽ tích tụ trên da đầu khiến tình trạng gàu trở nên trầm trọng hơn, thậm chí có thể gây nấm đầu.
Một lời khuyên nho nhỏ dành cho các bạn đang muốn lựa chọn dầu gội trị gàu là có thể tìm và lựa chọn các dòng dầu gội chứa Selenium Sulfide, Zinc (kẽm) hoặc tốt nhất là ketoconazole (ví dụ như Fibonacci). Lưu ý khi gội đầu cần làm tóc ướt đủ, để dầu gội thấm trên da đầu khoảng 2 phút trước khi xả sạch lại bằng nước.
Các loại dầu xả được sử dụng nhằm mục đích cung cấp đủ ẩm và giúp tóc trở nên mềm mượt hơn. Nhiều người có thói quen bôi dầu xả từ trên da đầu mà không đọc kỹ hướng dẫn sử dụng.
Các loại dầu xả hay kem xả tóc thông thường chỉ nên được bôi từ phần giữa tóc đến ngọn tóc, không nên bôi trên da đầu hoặc gần chân tóc. Bên cạnh đó, dùng lượng dầu xả quá nhiều hoặc xả tóc không sạch cũng khiến tóc bị bết lại, tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn và vi nấm phát triển. Thói quen như vậy lâu dầu sẽ khiến da đầu sinh ra gàu nhiều hoặc nhiễm nấm.
Da đầu, đặc biệt là da đầu nhiều dầu nhờn và gàu là vùng da rất nhạy cảm. Dầu xả không phù hợp có khả năng gây kích ứng da đầu cao.
Nếu bạn quá nhiều đồ dầu mỡ cũng có thể là nguyên nhân gây ra gàu. Tại sao lại vậy? Các chuyên da cho rằng việc nạp lượng chất béo bão hòa lớn khiến cơ thể khó tiêu thụ gây nóng trong, gan khó thải độc hơn, từ đó khiến da tiết nhiều chất nhờn, kéo theo đó là tình trạng gàu xuất hiện.
Để phòng ngừa việc này, bạn nên giảm lượng thức ăn giàu mỡ và kết hợp ăn thêm các loại trái cây, rau củ quả tươi mát. Như vậy da bạn có thể kiềm hãm lượng dầu thừa tiết ra quá nhiều.
Căng thẳng là một yếu tố tâm lý không chỉ gây ra rụng tóc mà cũng có thể làm xuất hiện gàu. Tâm trạng căng thẳng trong thời gian dài có thể làm suy yếu hệ thống miễn dịch. Cơ thể trở nên yếu và khó kháng lại được sự xâm nhập của các vi khuẩn. Bên cạnh đó, căng thẳng kéo dài cũng khiến cho nhiều người luôn trong trạng thái ủ rũ và lười vệ sinh da đầu hơn.
Trên đây là 5 nguyên nhân chính khiến quá trình sử dụng dầu gội trị gàu không đem lại hiệu quả. Nếu bạn sử dụng dầu gội trị gàu mà tình trạng gàu vẫn không cải thiện tốt thì nên xem xét lại 5 nguyên nhân trên nhé! Chúc bạn thành công.
Mua 10 tặng 3 sản phẩm Symtoin dưỡng ẩm sâu, tái tạo da, hạn chế da khô nứt nẻ với chương trình tri ân đặc biệt từ Dược Melinka + Tặng 03 tuýt Symtoin + Tặng 01 mèo thần tài trị giá 100k hoặc bộ bát phát lộc 200k + Miễn phí ship toàn quốc
Hậu Covid-19 gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe, đặc biệt là với những người bị sẵn các bệnh nền như thần kinh, khớp, gan, tim mạch… Một trong những tình trạng mà bệnh nhân hậu Covid có lẽ phải đối mặt đó là chứng mất ngủ. Vậy giải quyết vấn đề mất ngủ này như thế nào?
Không chỉ có biến chủng Delta, sự xuất hiện của biến chủng Omicron và thế hệ lai của chúng là hồi chuông cảnh báo nguy cơ có thể tái nhiễm Covid-19 ở người từng mắc bệnh. Vậy trong những người từng mắc Covid-19, đối tượng nào sẽ có nguy cơ cao tái nhiễm Covid-19?
Hiện nay mặc dù đã có các loại vaccine phòng Covid-19 nhưng có nhiều trường hợp mặc dù đã tiêm vaccine nhưng vẫn nhiễm bệnh. Một số người dù đã khỏi covid-19 nhưng lại có dấu hiệu mắc lần 2. Vậy nếu tái nhiễm covid-19 có nguy hiểm không? Cùng Melinka tìm hiểu trong bài viết sau.