CÔNG TY CỔ PHẦN LIÊN KẾT THIẾT BỊ Y TẾ MELINKA GROUP

Tổng quan về Nano Bạc

19/02/2021
Công nghệ nano ra đời với rất nhiều ưu điểm như hiệu quả sát khuẩn cao, tác dụng nhanh, kéo dài, dùng được cả bên trong lẫn bên ngoài, không độc, không gây kích ứng, dị ứng, có tính thân thiện với môi trường. Do đó nano bạc đã được sử dụng rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới trong nhiều lĩnh vực như công nghiệp vật liệu, môi trường, y tế, ...

1/ Bạc và khả năng kháng khuẩn

Từ xa xưa, người ta đã sử dụng đặc tính kháng khuẩn của bạc để phòng bệnh. Người cổ đại sử dụng các bình bằng bạc để lưu trữ nước, rượu dấm. Những người khai hoang châu Mỹ đặt một đồng tiền bằng bạc vào trong cốc sữa trước khi uống thậm chí người dân còn đặt một đồng bạc trong chai sữa để kéo dài độ tươi của sữa. Các nhà thờ thường dùng các ly, cốc làm bằng bạc. Bạc và các muối bạc đã được sử dụng rộng rãi từ đầu thế kỷ XIX đến giữa thế kỷ XX để điều trị các vết bỏng và khử trùng. Vào đầu những năm 1970, nhóm các nhà khoa học Trường Đại học Syracus, New York nghiên cứu vải phủ một lớp bạc cực mỏng để chữa bỏng và các bệnh nhiễm trùng xương phức tạp. Thuốc mỡ bạc sulfadiazin được coi là một trong các loại thuốc chữa bỏng tốt nhất ở Mỹ hiện nay. Các ống thông đường tiểu, van tim được phủ bạc để tránh nhiễm trùng bên trong cơ thể. Để chống ngộ độc thực phẩm, đồ nấu nướng của nhà bếp, khăn bàn, các chi tiết của máy giặt, tủ lạnh cao cấp có tráng màng bạc cực mịn. Vải tráng bạc diệt vi khuẩn nên khử được mùi hôi của cơ thể. Hiện nay cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) vẫn sử dụng bạc cho hệ thống lọc nước trong tàu con thoi.

Các nghiên cứu đã khẳng định ion bạc có khả năng tiêu diệt hơn 650 chủng vi sinh vật gây bệnh cho người. Nhiều nghiên cứu cũng cho thấy bạc không tạo ra những hợp chất làm tổn hại đến sinh thái và ô nhiễm môi trường. Mặt khác, đặc tính quý của bạc với vai trò chất sát trùng là nó không bị các chủng vi sinh gây bệnh thích nghi như nhiều hóa chất sát trùng khác.

2/ Một số dạng thuốc chứa bạc

Các thuốc chế tạo từ bạc đều có chung nguyên tắc là phải giải phóng hoặc tạo ra bạc dưới dạng ion để có tác dụng diệt khuẩn. Một số dạng thuốc chứa bạc đã được sử dụng phổ biến như: dung dịch keo bạc, phức hợp bạc protein, muối bạc nitrat 0,5%, bạc sulfadiazine, hệ giải phóng ion bạc kéo dài-nano tiểu phân bạc …

Từ khi thuốc kháng sinh được phát minh bởi Alexander Fleming năm 1928 cùng với sự khám phá ra 1 loại các loại kháng sinh có hiệu quả điều trị các bệnh nhiễm trùng cao người ta không còn quan tâm đến tác dụng kháng khuẩn của bạc nữa. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, do hiện tượng các chủng vi sinh ngày càng trở nên kháng thuốc, người ta lại quan tâm trở lại đối với việc ứng dụng khả năng diệt khuẩn và các ứng dụng khác của bạc, đặc biệt là dưới dạng hạt có kích thước nano. Các thuốc có nguồn gốc từ bạc cho một đặc tính rất quí so với các kháng sinh đó là có phổ kháng khuẩn rộng và rất hiếm khi bị vi khuẩn kháng.

3/ Nano bạc và các ứng dụng trong y học

Bạc nano là lớp vật liệu được chế tạo có kích cỡ trong khoảng 1-100nm, các hạt nano siêu nhỏ này thể hiện các tính chất khác biệt hoặc nổi bật hơn so với nguyên liệu kích cỡ macro. Đặc biệt, do kích thước các hạt nhỏ nên tổng diện tích bề mặt của dung dịch rất lớn, làm cho tỷ lệ các nguyên tử ở bề mặt so với tổng số các nguyên tử của tiểu phân cao, vì vậy có khả năng giải phóng các ion bạc vào dung dịch cao, tăng hiệu quả kháng khuẩn nên gấp nhiều lần, đồng thời tác dụng này còn kéo dài hơn nhiều so với dạng keo bạc có kích thước lớn hơn. Hiệu quả này lớn tới mức 1 gam bạc nếu được chế tạo dưới dạng hạt nano có kích thước dưới 100nm có thể tạo ra tính chất kháng khuẩn tới hàng trăm mét vuông chất nền.

Bên cạnh đó, việc chế tạo nguyên tử hoặc phức hệ nguyên tử/ion bạc dưới dạng hạt nano giúp thuốc tăng độ ổn định do các hạt tiểu phân này tích điện cùng dấu đẩy nhau nên giúp chúng được phân tán đồng nhất trong môi trường, tránh được hiện tượng kết tụ. Nano tiểu phân bạc giải phóng ra Ag0 khó bị bất hoạt hơn bởi ion clorid hay chất hữu cơ khác so với dạng ion. Khi bạc bị tiêu hao do phản ứng với các tế bào đích hoặc bị bất hoạt bởi các protein hay anion trong dung dịch vết thương, bạc lại được bổ sung liên tục giúp duy trì ổn định hàm lượng bạc có hoạt tính cho phép thuốc duy trì được nồng độ có hoạt tính kháng khuẩn ổn định kéo dài hơn so với các dạng thuốc chứa bạc trước đây.

Nhiều tác dụng sinh học của nano bạc đã được nghiên cứu ứng dụng như: tác dụng diệt khuẩn, tác dụng chống nấm, tác dụng chống virut, tác dụng chống viêm, tác dụng chữa bỏng và làm lành vết thương … Gần đây, các kết quả nghiên cứu mới nhất về tính khử trùng của bạc đã khẳng định bạc ở kích thước nano có hiệu quả sát khuẩn cao hơn bạc ở kích thước macro nhiều lần. Điều này đã thúc đẩy nhiều hướng nghiên cứu chế tạo và sử dụng nano bạc khử trùng trong y tế và đời sống trên thế giới.

4/ Độc tính của nano bạc

Nghiên cứu đã chứng minh rằng ở nồng độ 5000 ppm, dung dịch nano tiểu phân bạc không gây ra nhiễm độc đáng kể nào trên chuột nhắt trắng. Nghiên cứu sau đó năm 2012 khảo sát độc tính cấp của dung dịch tiểu phân nano bạc 5000 mg/L cho thấy sau 72 giờ uống thuốc ở nồng độ tăng dần từ 0,3 đến 1,5 ml/ 10g thể trọng, tất cả các lô chuột nhắt trắng thí nghiệm đều khỏa mạnh bình thường. Như vậy có thể khẳng định tiểu phân nano bạc có độc tính thấp.

Độc tính trường diễn của nano bạc vẫn đang tiếp tục được quan tâm nghiên cứu, kết quả bước đầu cho thấy, nano tiểu phân bạc không độc hại với con người. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu trên động vật cho thấy do kích thước nhỏ nano bạc có thể xâm nhập sâu vào cơ thể sống gây ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, phát triển và DNA. Độc tính của nano tiểu phân bạc lên ty thể tăng lên theo sự gia tăng nồng độ, tuy nhiên do nano bạc ít tích lũy trong cơ thể nên các triệu chứng ảnh hưởng của chúng mất đi ngay sau khi không dung thuốc.

5/ Tính khả thi

Các sản phẩm của dự án nhằm hạn chế sự truyền nhiễm vi khuẩn qua các con đường trên như gel rửa tay giúp bảo vệ đôi tay, ngăn chặn sự truyền nhiễm qua tiếp xúc. Gel được bào chế dạng không cần sử dụng nước khiến cho thao tác rửa tay trở lên đơn giản hơn, có thể mang đi, sử dụng tại bất cứ nơi đâu. Hỗn dịch nano bạc khử trùng dùng trong thủy sản và xử lý nước thải y tế nhằm ngăn chặn sự lây nhiễm các vi khuẩn ra môi trường, bảo vệ môi trường, nguồn nước, phòng chống bệnh tật cho thủy sản, hạn chế việc sử dụng kháng sinh. Dung dịch rửa vết thương, gel nano bạc chữa vết thương giúp ngăn chặn sự nhiễm trùng vết thương, tiêu diệt các vi khuẩn đặc biệt là các vi khuẩn kháng thuốc, giúp cho vết thương chóng lành hơn, tăng hiệu quả điều trị trong khi giúp giảm bớt thời gian và chi phí. Dung dịch rửa mũi có thể rửa sạch các vi khuẩn sâu trong hốc xoang, giúp hạn chế viêm mũi, xoang – căn bệnh của phần lớn người dân Việt Nam.

Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn các sản phẩm ứng dụng Nano Bạc:

Công ty CP liên kết thiết bị y tế Melinka Group

Hotline: 0818.353.583

Email: Melinkagroup@gmail.com



Bài viết LIÊN QUAN

Xem thêm
Mua 10 tặng 3 sản phẩm Symtoin dưỡng ẩm sâu, tái tạo da, hạn chế da khô nứt nẻ với chương trình tri ân đặc biệt từ Dược Melinka

Mua 10 tặng 3 sản phẩm Symtoin dưỡng ẩm sâu, tái tạo da, hạn chế da khô nứt nẻ với chương trình tri ân đặc biệt từ Dược Melinka

Mua 10 tặng 3 sản phẩm Symtoin dưỡng ẩm sâu, tái tạo da, hạn chế da khô nứt nẻ với chương trình tri ân đặc biệt từ Dược Melinka + Tặng 03 tuýt Symtoin + Tặng 01 mèo thần tài trị giá 100k hoặc bộ bát phát lộc 200k + Miễn phí ship toàn quốc

Giải quyết vấn đề mất ngủ hậu Covid-19

Giải quyết vấn đề mất ngủ hậu Covid-19

Hậu Covid-19 gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe, đặc biệt là với những người bị sẵn các bệnh nền như thần kinh, khớp, gan, tim mạch… Một trong những tình trạng mà bệnh nhân hậu Covid có lẽ phải đối mặt đó là chứng mất ngủ. Vậy giải quyết vấn đề mất ngủ này như thế nào?

Tái nhiễm Covid-19: Ai là người có nguy cơ cao?

Tái nhiễm Covid-19: Ai là người có nguy cơ cao?

Không chỉ có biến chủng Delta, sự xuất hiện của biến chủng Omicron và thế hệ lai của chúng là hồi chuông cảnh báo nguy cơ có thể tái nhiễm Covid-19 ở người từng mắc bệnh. Vậy trong những người từng mắc Covid-19, đối tượng nào sẽ có nguy cơ cao tái nhiễm Covid-19?

Mắc Covid-19 lần 2 có nguy hiểm không?

Mắc Covid-19 lần 2 có nguy hiểm không?

Hiện nay mặc dù đã có các loại vaccine phòng Covid-19 nhưng có nhiều trường hợp mặc dù đã tiêm vaccine nhưng vẫn nhiễm bệnh. Một số người dù đã khỏi covid-19 nhưng lại có dấu hiệu mắc lần 2. Vậy nếu tái nhiễm covid-19 có nguy hiểm không? Cùng Melinka tìm hiểu trong bài viết sau.