CÔNG TY CỔ PHẦN LIÊN KẾT THIẾT BỊ Y TẾ MELINKA GROUP

Các đánh giá lâm sàng về tác dụng của dâu tằm

05/12/2021
Thông qua nhiều thử nghiệm tiến hành trên động vật. các tác dụng bảo vệ sức khỏe của dâu tằm đã được ghi nhận. Một số tác dụng đã được thực hiện đánh giá lâm sàng trên người.

Đánh giá lâm sàng về tác dụng hạ đường huyết của cây dâu tằm

Trong một nghiên cứu được thực hiện tại Minneapolis VA Medical Center, những người tham gia chia thành 2 nhóm. Nhóm 1 là nhóm đối tượng kiểm soát khỏe mạnh (tuổi 24 đến 61 tuổi) và nhóm 2 là nhóm đối tượng đái tháo đường type 2 (tuổi từ 59 đến 75 tuổi) đang dùng thuốc hạ huyết áp.

Các chuyên gia tiến hành theo dõi nồng độ glucose máu của nhóm 2 sau khi uống 75 gram đường trong pha trong 500 ml nước nóng với 1 gram lá dâu tằm chiết xuất hoặc giả dược. Kết quả cho thấy có sự khác biệt đáng kể về mức đường huyết trong 120 phút đầu tiên ở những người được dùng dâu tằm và nhóm giả dược.

Trong một nghiên cứu khác, người ta tiến hành đánh giá tác dụng hạ đường huyết của lá dâu tằm sau ăn ở bệnh nhân đái tháo đường type 2 được điều trị bằng sulfonylurea. 

Thí nghiệm được tiến hành tại bệnh viện Miharadai ở thành phố Nagasaki, Nhật Bản. Mười bệnh nhân (5 nam và 5 nữ) mắc bệnh đái tháo đường type 2 và 10 người khỏe mạnh (4 nam và 6 nữ) tham gia vào nghiên cứu. Kết quả từ nghiên cứu này đã xác nhận rằng nồng độ glucose và insulin ở bệnh nhân đái tháo đường type 2 được điều trị bằng sulfonylurea đã được ổn định sau khi sử dụng 3.3 mg dịch chiết lá dâu tằm. Cụ thể là sau khi uống dịch chiết lá dâu tằm và giả dược, mức đường huyết sau ăn của các bệnh nhân cụ thể là 148 mg/dL và 209 mg/dL. 

1-Deoxynojirimycin (DNJ) được phân lập từ lá dâu tằm là một chất ức chế glucosidase mạnh có lợi trong trong việc ngăn chặn mức đường huyết cao bất thường. Qua đó giúp làm giảm đường huyết sau ăn cụ thể, cải thiện các tác động xấu do bệnh đái tháo đường gây ra. Bột làm giàu DNJ cũng được sử dụng như một chế độ ăn dành cho bệnh nhân đang điều trị đái tháo đường.

Đánh giá lâm sàng về tác dụng hạ Lipid của cây dâu tằm

Tổng công ty Y tế Trung tâm Kenshokai Kinki Kenshin ở Osaka, Nhật Bản đã đánh giá tác dụng hạ lipid của dịch chiết lá dâu tằm ở người. Mười người tình nguyện nam tuổi từ 20 đến 64 tuổi với triglycerid huyết thanh ban đầu (TG) mức ≥200 mg/dL. Mỗi tình nguyện viên được uống viên nang uống có chứa 12 mg chiết xuất lá dâu tằm giàu DNJ 3 lần/ngày trước các bữa ăn, duy trì trong 12 tuần. Sau 6 tuần, mức TG huyết thanh trung bình giảm từ 312 ± 90 mg/dL xuống còn 269 ± 66 mg/dL. Và đến tuần thứ 12, mức TG giảm còn 252 ± 78 mg/dL.  

Một thử nghiệm lâm sàng về tác dụng hạ lipid máu của dâu tằm ở những bệnh nhân không bị tiểu đường nhưng có dấu hiệu rối loạn lipid nhẹ. Thử nghiệm được thực hiện tại phòng khám ngoại trú ở Thái Lan. Các viên nén chứa 255 mg lá dâu tằm và 0.37 mg DNJ do công ty Kitayamakit, Kyoto, Nhật Bản sản xuất được sử dụng trong thử nghiệm này. 

23 bệnh nhân tiến hành sử dụng viên nén với mức liều 3 viên/lần, dùng 3 lần/ngày, uống trước ăn, duy trì trong 12 tuần liên tiếp. Phân tích máu định kỳ bao gồm các thông số lipid và xét nghiệm chức năng gan đã được thực hiện hàng tháng. Ở tuần thứ 4 và 8, chất béo trung tính là đáng kể, giảm lần lượt 10% và 13%. Vào cuối nghiên cứu, tổng lượng cholesterol, chất béo trung tính và LDL đã giảm lần lượt là 4.9%, 14% và 5.6%. Trong khi HDL (cholesterol tốt) tăng đáng kể là 20%.

Mặc dù một số bệnh nhân gặp một số tác dụng phụ như tiêu chảy nhẹ, chóng mặt hoặc táo bón và đầy hơi. Nhưng các viên thuốc đã chứng minh được hiệu quả trong việc giảm mức cholesterol và tăng cường HDL ở những bệnh nhân có rối loạn lipid máu nhẹ.

Đánh giá lâm sàng về khả năng nâng cao nhận thức của cây dâu tằm

Trong một thử nghiệm lâm sàng được thực hiện ở Thái Lan, tác dụng nâng cao nhận thức của dịch chiết lá dâu tằm được đánh giá trên 60 người tình nguyện trung niên, khoẻ mạnh. Nghiên cứu sử dụng 2 mức liều là 1.050 mg bag 2.100 mg dịch chiết/ ngày, sử dụng trong 3 tháng. Những người tình nguyện cho thấy trí nhớ và nhận thức được tăng cường mà không có bất kỳ tác dụng có hại nào.
 



Bài viết LIÊN QUAN

Xem thêm
Mua 10 tặng 3 sản phẩm Symtoin dưỡng ẩm sâu, tái tạo da, hạn chế da khô nứt nẻ với chương trình tri ân đặc biệt từ Dược Melinka

Mua 10 tặng 3 sản phẩm Symtoin dưỡng ẩm sâu, tái tạo da, hạn chế da khô nứt nẻ với chương trình tri ân đặc biệt từ Dược Melinka

Mua 10 tặng 3 sản phẩm Symtoin dưỡng ẩm sâu, tái tạo da, hạn chế da khô nứt nẻ với chương trình tri ân đặc biệt từ Dược Melinka + Tặng 03 tuýt Symtoin + Tặng 01 mèo thần tài trị giá 100k hoặc bộ bát phát lộc 200k + Miễn phí ship toàn quốc

Giải quyết vấn đề mất ngủ hậu Covid-19

Giải quyết vấn đề mất ngủ hậu Covid-19

Hậu Covid-19 gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe, đặc biệt là với những người bị sẵn các bệnh nền như thần kinh, khớp, gan, tim mạch… Một trong những tình trạng mà bệnh nhân hậu Covid có lẽ phải đối mặt đó là chứng mất ngủ. Vậy giải quyết vấn đề mất ngủ này như thế nào?

Tái nhiễm Covid-19: Ai là người có nguy cơ cao?

Tái nhiễm Covid-19: Ai là người có nguy cơ cao?

Không chỉ có biến chủng Delta, sự xuất hiện của biến chủng Omicron và thế hệ lai của chúng là hồi chuông cảnh báo nguy cơ có thể tái nhiễm Covid-19 ở người từng mắc bệnh. Vậy trong những người từng mắc Covid-19, đối tượng nào sẽ có nguy cơ cao tái nhiễm Covid-19?

Mắc Covid-19 lần 2 có nguy hiểm không?

Mắc Covid-19 lần 2 có nguy hiểm không?

Hiện nay mặc dù đã có các loại vaccine phòng Covid-19 nhưng có nhiều trường hợp mặc dù đã tiêm vaccine nhưng vẫn nhiễm bệnh. Một số người dù đã khỏi covid-19 nhưng lại có dấu hiệu mắc lần 2. Vậy nếu tái nhiễm covid-19 có nguy hiểm không? Cùng Melinka tìm hiểu trong bài viết sau.