CÔNG TY CỔ PHẦN LIÊN KẾT THIẾT BỊ Y TẾ MELINKA GROUP

Dâu tằm - Cây thuốc với nhiều tác dụng Dược học quan trọng

05/12/2021
Để được đưa vào ứng dụng, cây dâu tằm (Morus alba L.) đã phải trải qua nhiều thử nghiệm, nghiên cứu, đánh giá. Vậy cây dâu tằm có những tác dụng dược quan trọng nào? Hãy cùng Melinka tìm hiểu nhé!

Tác dụng chống oxy hoá của dâu tằm

Đặc tính chống oxy hoá được phát hiện thông qua dịch chiết etanol. Các cây dâu trưởng thành rất giàu anthocyanins, môt chất chống oxy hóa tuyệt vời, với khả năng loại bỏ các gốc tự do mạnh hơn cả vitamin C. 

Dựa trên tổng hàm lượng phenolic (TPC), khả năng loại bỏ gốc tự do (FRS), công suất khử sắt (FRP) và chelating ion sắt (FIC), các nghiên cứu còn chỉ ra rằng dịch chiết metanol trong nước của M. alba thật chí còn có khả năng chống oxy hoá tốt hơn cả dịch chiết etanol.

Khả năng chống oxy hóa của các bộ phận cây dâu tằm được sắp xếp theo trình tự lá đang phát triển> lá non ~lá trưởng thành> quả chín. Khả năng chống oxy hoá của  M. alba tăng lên khi được làm khô. Cụ thể là tăng 27% khi làm sấy khô bằng lò, 16% đến 44% khi làm khô bằng cách đông lạnh và lên đến 91% cho sấy bằng lò vi sóng. 

Khả năng kháng khuẩn của dâu tằm

Dịch chiết methanol của rễ dâu tằm được báo cáo là có hoạt tính kháng khuẩn, chống lại các mầm bệnh đường miệng như Streptococcus mutans, Streptococcus sanguis, Streptococcus sobrinus và Porphyromonas với nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) là 8 µg/ml.

Mulberrofuran G và albanol B phân lập từ vỏ và rễ có tác dụng ức chế mạnh Salmonella typhimurium, Staphylococcus, và Staphyloccoccus aureus với MIC là 5.0 đến 7.5 µg/mL. 

Bên cạnh hoạt tính kháng khuẩn, dịch chiết từ ​​lá của M. alba cũng có đặc tính kháng nấm. Dịch chiết ethanol, cloroform và ether nồng độ 20, 40, 60 và 80 mg/ml đều ức chế mạnh Candida albicans và Aspergillus niger với vùng ức chế là 12−28 mm trên đĩa nuôi cấy. 

Trong số tám flavonoid được phân lập từ vỏ rễ của M. alba, leachianone G cho thấy hoạt động kháng vi rút mạnh mẽ (IC50 vào khoảng 1.6 mg/ml).

Đặc tính làm trắng da của dâu tằm

Dịch chiết của dâu tằm cho thấy hoạt tính chống tyrosinase (enzyme tham gia vào phản ứng tổng hợp melanin) mạnh mạnh mẽ.
Xem thêm: Đặc tính làm trắng da của dâu tằm.

Tác dụng ức chế các tế bào ung thư của dâu tằm

Một glycoside flavanone mới được phân lập từ vỏ rễ của M. alba thể hiện hoạt tính chống tăng sinh tế bào ung thư buồng trứng. Albanol phân lập từ vỏ rễ của M. alba cũng được báo cáo là có các hoạt động gây độc tế bào và chết ở người bị bệnh bạch cầu HL-60 với giá trị IC50 là 1.7 μmol/L. Ngoài ra, albanol A giúp thúc đẩy chu trình chết tự nhiên của tế bào (apoptosis) diễn ra sớm hơn. Nghiên cứu kết luận rằng albanol A là một chất đầy hứa hẹn để phát triển thuốc điều trị bệnh bạch cầu. 

Morusinisolated chiết từ vỏ rễ của cây dâu tằm gây ra quá trình chết tự nhiên ở tế bào ung thư đại trực tràng ở người. Tất cả 11 flavonoid được phân lập từ dịch chiết lá M. alba đều cho thấy tác dụng chống lại tế bào ung thư HeLa, MCF-7 và Hep-3B.

Một nghiên cứu gần đây cho thấy rằng dịch chiết ​​lá dâu tằm thể hiện rất rõ tác dụng ức chế sự tăng sinh của tế bào ung thư gan ở người (HepG2). Một nghiên cứu khác gần đây cũng cho thấy hoạt động chống ung thư của dịch chiết methanol vỏ rễ dâu tằm. 

Khả năng chống viêm từ chiết xuất dâu tằm

Chiết xuất vỏ rễ dâu tằm đã được được báo cáo là có hoạt tính chống viêm thông qua việc ức chế ức chế NF- kB và kích hoạt ERK1/2. 

Đặc tính chống bệnh tiểu đường của dâu tằm

Các nghiên cứu đã báo cáo các đặc tính chống tiểu đường của lá và quả dâu tằm trong mô hình chuột. Nhìn chung, các phát hiện chỉ ra rằng dịch chiết lá có tác dụng hạ đường huyết sau ăn đáng kể, thông qua sự ức chế của α -glucosidase và vận chuyển glucose.

Các nghiên cứu trước đó cũng đã báo cáo các hoạt động hạ đường huyết trong lá và vỏ rễ của cây râu tằm . Một liều duy nhất của dung dịch chiết xuất từ ​​lá và vỏ rễ ở mức liều 200 mg/kg giúp làm giảm nồng độ glucose trong máu và tăng hấp thu glucose.

Tác dụng chống tăng lipid máu

Mulberroside A được điều chế từ dịch chiết gốc dâu tằm và dẫn xuất aglycone của nó (oxyresveratrol) được đánh giá về tác dụng chống tăng lipid máu mô hình chuột thí nghiệm. 

Tác dụng chống xơ vữa động mạch của dâu tằm

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng lá và quả của cây dâu tằm có tác dụng chống xơ vữa động mạch ở loài gặm nhấm. 

Trong một nghiên cứu khác thực hiện trên thỏ trắng New Zealand có hàm lượng cholesterol cao được cho ăn thức ăn chứa 0,5% hoặc 1,0% dịch chiết dâu tằm trong 10 tuần. Kết quả cho thấy chiết xuất làm giảm 42% đến 63% chứng xơ vữa động mạch chủ.
 



Bài viết LIÊN QUAN

Xem thêm
Mua 10 tặng 3 sản phẩm Symtoin dưỡng ẩm sâu, tái tạo da, hạn chế da khô nứt nẻ với chương trình tri ân đặc biệt từ Dược Melinka

Mua 10 tặng 3 sản phẩm Symtoin dưỡng ẩm sâu, tái tạo da, hạn chế da khô nứt nẻ với chương trình tri ân đặc biệt từ Dược Melinka

Mua 10 tặng 3 sản phẩm Symtoin dưỡng ẩm sâu, tái tạo da, hạn chế da khô nứt nẻ với chương trình tri ân đặc biệt từ Dược Melinka + Tặng 03 tuýt Symtoin + Tặng 01 mèo thần tài trị giá 100k hoặc bộ bát phát lộc 200k + Miễn phí ship toàn quốc

Giải quyết vấn đề mất ngủ hậu Covid-19

Giải quyết vấn đề mất ngủ hậu Covid-19

Hậu Covid-19 gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe, đặc biệt là với những người bị sẵn các bệnh nền như thần kinh, khớp, gan, tim mạch… Một trong những tình trạng mà bệnh nhân hậu Covid có lẽ phải đối mặt đó là chứng mất ngủ. Vậy giải quyết vấn đề mất ngủ này như thế nào?

Tái nhiễm Covid-19: Ai là người có nguy cơ cao?

Tái nhiễm Covid-19: Ai là người có nguy cơ cao?

Không chỉ có biến chủng Delta, sự xuất hiện của biến chủng Omicron và thế hệ lai của chúng là hồi chuông cảnh báo nguy cơ có thể tái nhiễm Covid-19 ở người từng mắc bệnh. Vậy trong những người từng mắc Covid-19, đối tượng nào sẽ có nguy cơ cao tái nhiễm Covid-19?

Mắc Covid-19 lần 2 có nguy hiểm không?

Mắc Covid-19 lần 2 có nguy hiểm không?

Hiện nay mặc dù đã có các loại vaccine phòng Covid-19 nhưng có nhiều trường hợp mặc dù đã tiêm vaccine nhưng vẫn nhiễm bệnh. Một số người dù đã khỏi covid-19 nhưng lại có dấu hiệu mắc lần 2. Vậy nếu tái nhiễm covid-19 có nguy hiểm không? Cùng Melinka tìm hiểu trong bài viết sau.